| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo mất con thời hiện đại

Thứ Tư 15/07/2015 , 16:38 (GMT+7)

Cô ơi, sao bây giờ con cái nó xa cách với người thân vậy? Cháu lo sợ lắm. Cháu sợ hậu quả, sợ mất con ngay trong nhà mình, sợ đủ thứ đó cô.

Cô kính mến!

Vợ chồng cháu đều là viên chức Nhà nước, ngay từ hồi mới cưới, nhà cửa được cha mẹ hai bên gia đình hỗ trợ, một căn hộ nhỏ xinh trong một chung cư vừa tầm tiền cho người thu nhập thấp.

Chồng cháu đi làm hơi xa, có xe cơ quan đưa đón nhiều người. Cháu công việc gần nhà, tiện thể chăm sóc gia đình, con cái.

Con trai lớn của cháu năm nay lên lớp 9, còn em gái sẽ vào lớp 6. So với anh chị của hai bên, hai đứa con của cháu là niềm mơ ước đó cô, vì cháu vừa có con trai và cả con gái.

Nhưng cô ơi, thời buổi này nuôi dạy một đứa con thật là khổ. Nhất là khi con trai dậy thì, nó khiến cháu nhiều phen hú vía: Lấy xe đạp ra đường không hỏi, lẻn đi chơi game ở quán với bạn, nói đi học thêm thật ra là trốn đi lang thang chơi.

Bây giờ thì nó hay chốt cửa trong phòng riêng, ăn mới ra ngoài, nó làm gì trong đó không sao biết được

Ba nó vì đi làm vắng cả ngày, chỉ có buổi tối và hai ngày cuối tuần về với con nên nuông chiều nó. Nó đòi sắm tivi trong phòng, anh ấy cũng OK, năm ngoái đòi máy tính bảng anh cũng OK nốt, và giờ thì phải có điện thoại để liên lạc với ba mẹ, với cô chủ nhiệm, cô dạy thêm, với bạn bè…

Đó là những thứ tiện nghi cho lứa tuổi của nó nhưng khi có thì vợ chồng cháu không kiểm soát nó được.

Đến đứa con gái sắp vào lớp 6 này thì cháu cũng thấy như nó vuột khỏi tay mình rồi. Nó bắt đầu dậy thì, chỉ khi đến kỳ thì nó mới cần mẹ. Không thì cháu đi làm về, điện thoại của cháu nó cầm, nó xem đủ thứ trên đó cho đến khi gọi nó ăn cơm.

Nó chưa có phòng riêng như anh, nó còn trong tầm mất mình nhưng ăn cơm nó cũng không thèm nói chuyện với ba mẹ, chỉ có cái điện thoại là quan trọng với nó.

Cô ơi, sao bây giờ con cái nó xa cách với người thân vậy? Cháu lo sợ lắm. Cháu sợ hậu quả, sợ mất con ngay trong nhà mình, sợ đủ thứ đó cô.

Có cách nào để chăm sóc con tốt hơn và lấy lại thời bốn thành viên trong nhà vui đùa bên nhau trong từng bữa ăn giấc ngủ, thưa cô?

--------------------

Cháu thân mến!

Có một bi kịch của cả nhân loại hiện nay rằng, khi con người được thế giới phẳng kết nối khiến cho trái đất nhỏ đi, các nước xích lại gần nhau hơn thì khoảng cách của những thành viên cụ thể trong mỗi gia đình lại xa ra.

Người ta quá bận bịu vì Internet, trên xa lộ thông tin ấy là tin tức nóng sốt thời sự, giải trí và những gì liên quan đến tò mò.

 Khi có facebook thì thôi rồi, con người say mê trình diễn bản thân mình, đó là cái chợ khổng lồ và cháu có biết không, Việt Nam mình đã có hàng triệu triệu người góp mặt ở đó.

Làm sao con nhỏ của chúng ta không mê điện thoại thông minh, máy tính bảng và iPad? Nó quá kỳ diệu, vậy mới có tiên đoán của một thiên tài rằng, rồi óc của con người sẽ nhỏ đi và con người thành robot.

Các cháu đã không có bản lĩnh với con, nói cách khác, phương pháp với con chưa đồng thuận mà cũng chưa khoa học và nghiêm khắc.

Những người bạn nước ngoài văn minh của cô cho biết, bên ấy, gia đình chỉ có 1 tivi ở phòng khách và cần nữa, thì trong phòng của cha mẹ; con cái chỉ được cầm điện thoại 1 giỡ rưỡi mỗi ngày, ở nhà trường cũng vậy; khoảng 10 giờ đêm là nhà trường nội trú, hay phòng của con cái phải được ngắt Internet.

Vậy đó, với các cô cậu đang tuổi vị thành niên thì phải có biện pháp, mềm mà vẫn chính xác, nghiêm mà vẫn dễ chịu, vi phạm ư, lập tức có kỷ luật và xin lỗi ba mẹ ngay.

Vợ chồng cháu đã ở trong tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Đáng lo ở chỗ ấy. Lý ra người cha không được vì lý do này lý do kia mà mềm lòng với những đòi hỏi của con.

Ông bà mình vẫn đúng khi “ghét cho ngọt cho bùi”, thương mà như ghét, cho mà như hại nó, biết không? Làm sao có thể học với chiếc tivi riêng trong phòng, rồi máy tính bảng, rồi điện thoại riêng?

Cháu cũng biết là cửa ải lớp 10 sẽ gian nan, không vào THPT được thì đi học thợ thôi à.

Đứa con gái sẽ lớn lên với sự ích kỷ khó chịu. Ngay từ bây giờ cháu phải rắn với cái điện thoại của mình. Cháu khóa mã, hết xài, nhất định phải khắt khe và không thỏa hiệp.

Giúp mẹ việc nhà, thư giãn bằng tivi chung, lo học, lo đọc sách. Hãy làm gương từ người lớn, cháu có đọc không, chồng có đọc không, nhà có nhạc hay và dàn nghe nhạc không, các phòng có đèn bàn và đèn đọc trên đầu giường ngủ không?

Khó nhưng phải nuôi dạy con nên người. Thân ái, vui nhộn, hài hước, ăn ngon…đó là công thức buổi tối cho từng gia đình trẻ hiện nay.

Đó là dinh dưỡng, là đạm, là thuốc và cũng là sự văn minh của chính nhà mình, đừng qua loa, lùi xùi, thời gian vùn vụt, con lớn phổng, con sẽ vuột khỏi tay mình ngay trước mắt đó nhá.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm