| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo mùa mía mới

Thứ Sáu 28/12/2012 , 11:58 (GMT+7)

Đến với vùng nguyên liệu mía huyện Phụng Hiệp những ngày này, hình ảnh dễ thấy là nhiều nông dân đang tất bật cho việc xuống giống mía niên vụ mới.

Đến với vùng nguyên liệu mía huyện Phụng Hiệp những ngày này, hình ảnh dễ thấy là nhiều nông dân đang tất bật cho việc xuống giống mía niên vụ mới. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng nguồn giống, giá cả, chọn giống mía phù hợp… là trăn trở của người trồng mía nơi đây.

Lo chất lượng giống

Hòa Mỹ là một trong những xã có diện tích trồng mía lớn của Phụng Hiệp, tình hình SX của bà con năm nay gặp nhiều khó khăn do mọi chi phí đầu vào đều tăng. Với vẻ mặt lo lắng, bà Dương Thị Thúy ở ấp Mỹ Thành cho biết: “Năm nay, tuy giá mía hom không cao hơn năm rồi, nhưng tính ra người dân phải tốn chi phí nặng hơn vì giá các loại phân bón đều tăng cao so với cùng kỳ. Hiện tại, mía hom được các thương lái vận chuyển từ huyện Cù Lao Dung, Mỹ Tú (Sóc Trăng) về đây có giá từ 1.700 - 2.000 đồng/kg, với mức giá này, người trồng mía phải bỏ ra từ 13 - 16 triệu đồng/ha tiền mua hom giống.

Giá cao đã đành, đằng này chất lượng mía giống cũng là một điều đáng lo ngại. Mọi năm, 1 tấn mía giống, người dân chỉ bỏ khoảng 20% do sâu bệnh, còn năm nay thì bỏ gấp đôi. Vụ mía vừa qua, hộ nào nhiều đất thì có lời chút đỉnh và có tiền trang trải, những hộ ít đất phải mua hom chịu với lãi suất cao”.


Mỗi mùa mía mới, nông dân Phụng Hiệp lại lo chất lượng hom giống không đảm bảo

Bên cạnh nhiều hộ gặp khó khăn về nguồn giống thì vẫn có một số bà con tính toán và chuẩn bị trước nên đã có được nguồn giống ưng ý. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng chia sẻ: “Gia đình tôi trồng 7 công mía, hàng năm đều mua giống trôi nổi dưới sông để trồng. Nhưng từ vụ mía vừa qua, tôi đã mạnh dạn phá bờ dừa (khoảng 500 m2) bơm đất cho cao lên để trồng mía hom giống. Nhờ cách làm trên mà vụ này không còn cảnh lo thiếu hụt nguồn mía giống, chất lượng, giá cao như những năm trước”.

Còn ông Huỳnh Thanh Hiệp ở ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương bộc bạch: “Nhờ sự vận động của chính quyền địa phương và Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO), vụ mía vừa qua tôi đã dành hơn 500 m2 đất gò cao để trồng mía hom giống. Nhờ vậy, 5 công mía của gia đình năm nay không phải mua hom giống nên giảm một phần chi phí đầu vụ để tập trung lo cho cây mía tốt hơn ở những giai đoạn tiếp theo”.

Giống ROC 16 chiếm ưu thế

Niên vụ mía 2012 - 2013, dự kiến huyện Phụng Hiệp sẽ xuống giống khoảng 9.000 ha, giảm 37 ha so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, một số vùng trũng, không có điều kiện SX, chính quyền địa phương đã vận động người dân chuyển sang trồng hoa màu. Đến thời điểm này, bà con đã trồng trên 30% diện tích, các giống mía chủ yếu như ROC 16, ROC 22, Quế đường, K88-92… Trong đó, giống ROC 16 chiếm trên 60% diện tích đã trồng.

Theo người dân trồng mía, ưu điểm của giống ROC 16 là chín sớm, chữ đường cao và bán có giá. Mía từ khi trồng đến thu hoạch chỉ mất khoảng 6 tháng là có thể bán mía chục cho thương lái vận chuyển lên TP.HCM hay một số tỉnh, thành khác dùng để ép nước giải khát. Còn các giống khác phải đợi trên 9 tháng, mía mới đạt chữ đường theo yêu cầu của các nhà máy và giá cả đôi lúc cũng rất bấp bênh.

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn cho người dân trong vấn đề chủ động nguồn giống, giảm giá thành SX, Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp phối hợp với Sở NN-PTNT Hậu Giang đầu tư xây dựng hệ thống đê bao chống lũ ở các xã vùng sâu, trũng của huyện.

Đây là một trong những công trình mang tính chiến lược, thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với bà con trồng mía. Sau khi công trình hoàn thành, sẽ giúp người dân chủ động nguồn nước, an tâm SX, đồng thời góp phần cho vùng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh ngày càng phát triển bền vững…

Ông Phan Thanh Lùn ở ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng chia sẻ: “Do diện tích đất canh tác của gia đình ít, nên tôi thường trồng những giống mía chín sớm để bán mía chục cho các lò đường thủ công, vừa có giá vừa gieo sạ được một vụ lúa liếp. Hễ năm nào sạ được lúa liếp thì năm đó bà con nơi đây sống rất khỏe. Bởi vừa có lúa ăn lại có chi phí đầu tư cho vụ mía sau. Ngoài ra, nhờ mía chín sớm nên việc bán ra được dễ dàng, không phải phập phồng lo sợ nước lũ tràn về như những hộ trồng các giống mía chín muộn”.

Trưởng phòng NN-PTNT Phụng Hiệp Nguyễn Thế Tự nhận định: Đối với không ít hộ dân ở huyện Phụng Hiệp, cây mía chính là nguồn thu nhập chủ lực của gia đình. Tuy nhiên, thời gian gần đây do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết, thị trường nên giá mía không ngừng biến động, gây khó khăn cho người trồng mía. Do đó, nhiều người đã lựa chọn giống mía ngắn ngày để trồng nhằm tranh thủ gieo sạ thêm vụ lúa liếp, góp phần tháo gỡ những khó khăn mà gia đình đang gặp phải.

Chính vì vậy, giống ROC 16 luôn chiếm ưu thế trong mỗi niên vụ mía. Vụ mía vừa qua, do UBND tỉnh và các nhà máy đường có chủ trương vào vụ sớm, cộng với nước lũ ít nên vụ mía năm nay bà con xuống giống sớm hơn gần 1 tháng. Tuy người dân đã có sự chuẩn bị nguồn mía hom giống tại chỗ nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, 70% còn lại bà con phải mua giống bên ngoài với giá cao và không đảm bảo chất lượng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất