| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo sinh nhai của giáo viên mùa dịch

Thứ Ba 07/04/2020 , 05:35 (GMT+7)

Biết bao nỗi lo cơm áo, gạo tiền đè nặng trên đôi vai giáo viên trong mùa dịch Covid-19.

Cô Nguyễn Thị Lụa đeo đèn pin, mặc áo mưa để đi hái dưa chuột từ 3 giờ sáng.

Cô Nguyễn Thị Lụa đeo đèn pin, mặc áo mưa để đi hái dưa chuột từ 3 giờ sáng.

Dạo quanh một vòng qua Facebook, tôi bắt gặp không ít những bài quảng cáo bán hàng của các cô giáo trong mùa dịch với đủ các loại mặt hàng, chủng loại khác nhau: từ đồ gia dụng hàng ngày, thức ăn phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, cho đến những mặt hàng cao cấp được nhập từ nước ngoài về...

Có thể nói, từ khi đại dịch Covid – 19 lan rộng trên khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ, cũng là lúc học sinh nghỉ học, các thầy cô g không phải đến trường. Giáo viên trong công chức nhà nước vẫn giữ được đồng lương ổn định, còn những giáo viên ở các trường tư thục, giáo viên hợp đồng, họ biết làm gì để đảm bảo và duy trì cuộc sống hàng ngày? Biết bao nỗi lo cơm áo, gạo tiền đè nặng trên đôi vai của họ.

Cô Hoàng Thị Tuyết Mai, chủ cơ sở trường mầm non tư thục “Vầng trăng của bé” (Hạ Long, Quảng Ninh) chia sẻ: “Từ ngày có dịch đến giờ, trường chúng tôi phải đóng cửa. Thu nhập chủ yếu của nhà trường dựa trên sự đóng góp của phụ huynh học sinh.

Để duy trì được số lượng giáo viên nhà trường đã tuyển dụng và đào tạo, tôi đã phải tìm việc cho các cô bằng cách đi thu mua tôm của các thuyền chã ngoài bến cá, hàng ngày các cô bóc nõn tôm và sơ chế, lấy thu nhập đó để trả hàng tháng cho các cô”.

Các thầy cô giáo viên hợp đồng cũng đang trong giai đoạn phải thử thách lớn về kinh tế , nhiều cô ở nông thôn còn có con gà, ổ trứng, mớ rau để đem bán.

Còn những cô nhà ở mặt phố, không có ruộng, vườn lại phải xoay sở sang các công việc khác như đi làm shipper, rửa bát thuê ở các quán ăn, chạy chợ hàng ngày mua cá biển về chế biến, phơi thành cá khô để bán.

Một lần, có việc đi qua ruộng dưa vào buổi sớm, tôi gặp cô Nguyễn Thị Lụa (Giáo viên dạy Âm nhạc trường THCS N.D), thấy cô đang lúi húi vặt dưa, tôi dừng lại để trò chuyện, cô kể: “Ruộng dưa chuột này chị mua vo lại của nhà bác An đầu làng, năm nay dưa ít quả nên thu hoạch không được bao nhiêu cả. 2 sào dưa chỉ hái được 40 – 50 kg.

Mỗi sáng chị phải dậy từ 3 giờ, đi ủng, đeo đèn pin trên đầu, mặc áo mưa để hái cho đến 6 giờ sáng còn đi bán cho kịp chợ. Dưa phải hái sớm như thế mới giòn, ngọt, còn nguyên phấn và được giá”.

Công việc mới của cô giáo hợp đồng phải chạy chợ, mua cá về chế biến thành cá khô để bán.

Công việc mới của cô giáo hợp đồng phải chạy chợ, mua cá về chế biến thành cá khô để bán.

Nay phải thực hiện theo chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ về việc cách ly toàn xã hội, chỉ nên đi ra ngoài khi có việc thực sự cần thiết. Các cô chưa biết sẽ tính làm gì trong những ngày tiếp theo này.

Ngay hôm đầu thực hiện việc cách ly, bạn thân của tôi làm trong ngành giáo dục cũng rầu rĩ, than vãn: Mọi chi tiêu trong gia đình đều phải thắt chặt lại vì kinh tế eo hẹp quá. Giờ lo đủ ngày 3 bữa đã khó rồi, chứ nói gì đến các bữa ăn phụ như trước nữa. Khẩu phần sữa ăn thêm của con cũng phải rút ngắn dần và sẽ cắt giảm hẳn nếu kinh tế cứ mãi khó khăn như vậy.

Thiết nghĩ, đây là mối lo lắng thường ngày không phải chỉ riêng ai. Nhưng với những thầy cô bao năm nay chỉ quen cầm phấn, bút đứng trên bục giảng, giờ nền kinh tế phải thay đổi nên ít nhiều khiến họ phải phân tâm và tự tìm lối ra cho chính mình.

Các cô giáo trường mầm non tư thục “Vầng trăng của bé” bóc tôm hàng ngày.

Các cô giáo trường mầm non tư thục “Vầng trăng của bé” bóc tôm hàng ngày.

Chưa biết đến bao giờ đại dịch Covid- 19 sẽ kết thúc, nhưng các thầy cô và mọi người dân Việt Nam vẫn tin tưởng, với sự đồng lòng của cả nước cùng chung tay “chống dịch như chống giặc”, mỗi thầy cô sẽ là một tuyên truyền viên, cộng tác viên tốt tại địa phương và giữ vững phẩm chất “nghề giáo”, luôn cháy lên niềm đam mê, khát vọng được cống hiến dù trong thời buổi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn này.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực

Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

Bình luận mới nhất