| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo vỡ đập

Thứ Sáu 22/08/2014 , 08:20 (GMT+7)

Nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân ở xã Quang Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) luôn cảm thấy bất an về độ an toàn của con đập Văn Sơn mỗi khi mùa bão đến.

Bởi gần 5 năm nay, tiến độ thi công sửa chữa con đập vẫn dậm chân tại chỗ. 

Theo phản ánh, đập nước Văn Sơn bắt đầu xuống cấp trầm trọng từ năm 2009. Suốt từ đó đến nay, cứ mùa mưa bão đến là các gia đình sống ở khu vực này lại lo ngay ngáy. Trước thực trạng đó, năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án “Sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Văn Sơn” có diện tích 18 ha, dung tích 1,8 triệu m3.

Đến tháng 11/2009, công trình chính thức được xây dựng trong niềm vui của bà con xã Quang Sơn. Dự án do UBND huyện Đô Lương làm chủ đầu tư, tổng kinh phí dự toán ban đầu là 4.178 triệu đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Tuy nhiên, dự án thi công được 1 năm thì đột ngột dừng (cuối năm 2010 dừng) suốt từ đó đến nay. Tiếp đó đến năm 2011, phía chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công đã làm tờ trình xin điều chỉnh dự án và đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt theo Quyết định số 2384QĐ/UBND-NN ngày 25/6/2011, tăng mức đầu tư lên đến 10 tỷ 135 triệu đồng (gần gấp 3 số tiền ban đầu).

Dẫu đã được điều chỉnh vốn đầu tư, song không hiểu vì lý do gì mà công trình vẫn "án binh bất động".

Ông Phạm Hồng Sơn – Phó chủ tịch UBND xã Quang Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết: “Triển khai từ cuối năm 2009 nhưng Công ty CP Đầu tư hợp tác kinh tế Việt – Lào chỉ làm một thời gian rồi dừng, nhiều hạng mục quan trọng vẫn chưa hoàn thành. Nhân dân rất bức xúc, họ đã nhiều lần phản ánh lên cấp trên nhưng mọi chuyện vẫn chưa được giải quyết”.

Việc dự án sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Văn Sơn thi công gần 5 năm vẫn chưa xong, khiến các hộ dân sống dưới hạ lưu con đập vô cùng lo lắng. Một người dân sống gần đó cho biết: “Chúng tôi đang phải đánh cược với tính mạng của chính mình, bởi con đập có thể vỡ bất cứ lúc nào”.

Khi được hỏi vì sao tiến độ công trình lại chậm như vây, ông Bùi Thành Chung – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Đầu tư hợp tác kinh tế Việt – Lào thản nhiên đáp: “Sở dĩ thi công sai là do thiết kế ban đầu không chính xác. Mặt khác, phía chủ đầu tư không đáp ứng được kinh phí nên bắt buộc phải tạm ngừng. Bao giờ có tiền thì thi công tiếp”.

Theo ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã, đơn vị thi công bỏ bê công trình là một nhẽ, nhưng phía UBND huyện cũng không thực sự quan tâm. Năm nào xã cũng phải trích tiền ngân sách để khắc phục những phần sạt lở thân đập, xây tường kè phía hạ lưu cống nước để giảm nhẹ thiệt hại khi mùa mưa bão đến.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.