| Hotline: 0983.970.780

Nơi mùa xuân không đến

Thứ Hai 08/02/2010 , 11:30 (GMT+7)

Người ta bảo, riêng Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thì mùa xuân luôn dừng bước từ ngoài cổng. Nghe thì có vẻ xót xa nhưng có vào đây mới thấy đó là sự thực.

Một bé chỉ mới 3 tuổi đã bị ung thư

Người ta bảo, riêng Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thì mùa xuân luôn dừng bước từ ngoài cổng. Nghe thì có vẻ xót xa nhưng có vào đây mới thấy đó là sự thực.

Chờ Tết từ các nhà hảo tâm

Mỗi ngày tại Bệnh viện Ung bướu, bệnh nhân đến khám và điều trị xê xích từ 3-5.000 người. Khoa ngoaị trú, bệnh nhân xếp hàng chật kín hành lang. Tất cả ngồi ngay ngắn chờ gọi tên để khám và lấy thuốc về nhà. Nhưng bước sang các khoa nội thì không khí khác hẳn.

Bà Thạch, 51 tuổi, quê ở xã Lăng Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nằm đờ đẫn ở Khoa Nội 1, mắt lúc nào cũng ngấn lệ. Cách đây 2 năm, bà bị đau bụng dữ dội, nhập bệnh viện vì đau bao tử. Sau một tuần nằm viện, bệnh tình có vẻ bớt. Về nhà nhưng bụng vẫn cảm thấy đau đớn, mỗi lần đau bà tự ra hiệu thuốc theo toa cũ. Chồng bà là thợ mộc đã 60 tuổi, ba con trai đứa nhỏ nhất mới 14 tuổi, hai đứa lớn hơn chưa có công ăn việc làm ổn định. Nghĩ cảnh nhà nghèo không tiền bà về nhà đi tìm thấy lang chữa trị. Sau một cơn đau quằn quại, bà được cấp cứu ở Bệnh viện Ung Bướu với căn bệnh ung thư tử cung giai đoạn 3.

Bà Thạch tâm sự: Nhà nghèo, mọi năm Tết nhất cũng chỉ hơn ngày thường nồi thịt kho tàu. Năm nào khá lắm mới gói vài bánh tét. Từ khi bà bị bệnh lại không có BHYT, ba công rưỡi ruộng đã bán sạch mà đến căn nhà cũng đem cầm cố để lo trị bệnh. Nhà cầm rồi, cả gia đình vào bệnh viện chăm bà, hành lang bệnh viện trở thành nơi cư trú của họ…

Bà Dung, 58 tuổi, quê Vĩnh Điều, Kiên Lương (Kiên Giang), cách đây hai năm bà đã mổ u nang buồn trứng ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Sáu tháng trước bà bị tai nạn giao thông, trong quá trình kiểm tra điều trị vết thương, bác sĩ phát hiện bà bị ung thư buồng trứng. Bà có 10 con, gia tài 3 ha đất đã chia cả cho chúng khi mỗi đứa ra riêng; giờ lâm bệnh, chỉ còn mỗi căn nhà nên phải cầm cố để kiếm tiền chữa trị. Cô Thanh, con gái út lên bệnh viện chăm bà nói: Tiền cầm nhà dùng để “vô thuốc”, còn ăn uống của bà và những người thăm nuôi đều nương dựa nhờ lòng hảo tâm. May mà bệnh viện này có nhiều đơn vị hỗ trợ cơm từ thiện.

Cháu chỉ mong về nhà

Khoa Nội 4 còn được gọi là Khoa Nhi, luôn có khoảng hơn 150 bé đang điều trị với đủ các dạng của bệnh ung thư. Bước dọc hành lang, nhìn vào các phòng, mỗi giường là 2-3 bệnh nhi nằm chung, các cháu lớn thì có khi còn phải trải chiếu xuống sàn mà nằm bởi phòng nào cũng quá tải. Tất cả bệnh nhi ở đây đều giống nhau ở cái đầu trọc lốc. Chỉ nhìn sơ qua bề ngoài cũng có thể biết thâm niên điều trị. Nếu mặt mũi còn phinh phính bầu là bệnh nhân mới, những cháu đã quá quen nhau thì gầy giơ xương, tái xám và cặp mắt trở nên ngơ ngác hơn. Còn quá nhỏ nhưng chúng đang khắc khoải niềm hy vọng pháp màu giúp đẩy lùi thần chết.

Cháu Trần Nguyễn Hoàng Anh (SN 1999), nhà ở Tân Đức, Hàm Tâm (Bình Định) trông xác xơ chỉ còn da bọc xương. Cháu bị ung thư gan giai đoạn 3. Cô hộ lý nói, bản thân bé Anh nhà nghèo, khi phát bệnh thì sức khỏe đã kém sẵn. Khi nhập viện, cháu chỉ 28 ký, sau khi vào đợt thuốc đầu tiên nay chỉ còn 25 ký. Đau lòng nhất là anh trai cháu mới chết vì ung thư gan cách đây 2 năm. Mẹ cháu vào chăm con bị bệnh ung thư thì cũng được phát hiện bệnh ung thư vú, vừa mổ cách đây 3 tuần.

Chị Nguyễn Thị Thiên Nga, mẹ cháu Anh nói: Cháu “vô” hết một toa thuốc rồi mà bụng vẫn to và cứng. Điều chị đau lòng nhất là 2 cô con gái ở nhà cũng đang bị viêm gan siêu vi B. Thuốc trị viêm gan B đắt quá, tiền tập trung chữa trị cho mẹ và em nên 2 đứa chỉ dám uống lá chó đẻ để trị bệnh. Trị đã 5,6 tháng rồi mà kiểm tra vẫn dương tính viêm gan siêu vi B. Nước mắt lưng tròng, chị kể: Con mất nợ trả chưa xong, nay cả hai mẹ con lại vào viện vì căn bệnh hiểm nghèo này. Đôi khi tôi nằm nghĩ mãi, kiểm điểm bản thân mình ăn ở có gì không phải mà sao ông trời bắt tội cả nhà đến vậy. Nghĩ nát đầu chẳng biết tính làm sao. Lỡ tôi có mệnh hệ nào, mình cha nó sao cáng đáng lo nổi cho 3 đứa con bệnh tật. Tết nhất đến gần mà chẳng chẳng dám nghĩ, chỉ mong chồng đủ việc để có tiền chạy thuốc cho con.

Chồng chị là tài xế chạy xe tải. Mỗi đêm chạy vào dúi cho vợ tiền lương, an ủi con vài lời xong lại quày quả chạy về xe tìm việc. Trong khi chị Nga lẫn lộn ngày tháng thì cháu Anh ngơ ngác trong thân thể còm nhom nhưng vanh vách ngày tháng mẹ nhập viện. Ngày mẹ lên bàn mổ, ngày cháu nhập viện cùng mẹ và cả số lượng thuốc cháu đã được truyền. Hoàng Anh bảo: Cháu chỉ mong được về nhà, khỏi ăn Tết cũng được.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm