| Hotline: 0983.970.780

Nơi nhiều gia đình hiến đất, mở đường

Thứ Hai 19/06/2017 , 14:05 (GMT+7)

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), hiến đất làm đường giao thông nông thôn được nhiều gia đình ở xã EaM’nang, huyện Cư M’gar (ĐăkLăk) hưởng ứng tích cực, trong đó thôn 1B được xem là nơi có nhiều người hiến đất, mở đường nhất.

Trước đây, tuyến đường dài hơn 800m ở thôn 1B chỉ là đường cấp phối nhỏ, bị hư hỏng nặng, đến mùa mưa mặt đường lầy lội khiến việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng té ngã thường xuyên xảy ra…

12-34-48_ttt
Sau khoảng 1 tháng thi công, tuyến đường đã cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng

Chính vì thế, khi địa phương vận động hiến đất, đóng góp kinh phí làm đường thì hầu hết các hộ gia đình đều nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Mỗi hộ đều nhất trí lùi vào mỗi bên 1m và đóng góp thêm kinh phí (250.000 đồng/m2) để bê tông hóa tuyến đường. Nhiều hộ dù không nằm trên tuyến đường vẫn sẵn sàng đóng góp 1 - 2 triệu đồng, có hộ còn góp vượt so với quy định.

Gia đình ông Trịnh Ngọc Linh có đất ở cả 2 bên đường, với tổng chiều dài 45,7m nhưng ông vẫn sẵn sàng hiến đất và đóng góp thêm hơn 11,7 triệu đồng làm đường. Với ông Linh và nhiều hộ gia đình khác trên tuyến đường thì việc hiến đất trước tiên là phục vụ chính gia đình mình, cho bà con trong thôn và sau đó là chung sức cùng địa phương xây dựng NTM.

Nhìn con đường đã được bê tông hóa trước nhà, ông Linh hồ hởi nói: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý, không đòi hỏi gì. Giải phóng mặt bằng, gia đình phải phá đi toàn bộ bờ rào lưới, cửa sắt và một phần hiên nhà. Có con đường làm mới bà con đi lại, con cháu đi học sẽ thuận tiện hơn”.

Khi thôn đến vận động làm đường, ngoài đóng góp theo quy định gia đình bà Trịnh Thị Xuân và ông Nguyễn Hữu Thiêm đã không ngần ngại hiến 61m2 đất cho thôn mở rộng tuyến đường. Gia đình phải phá đi 1 tường rào và cổng đã được xây dựng kiên cố nhưng vì lợi ích chung, không tính toán thiệt hơn ông bà vẫn vui vẻ hiến đất.

Đang cùng chồng và các con xây dựng lại cổng, tường rào đã phá bỏ để làm đường, bà Xuân phấn khởi nói: “Gia đình đóng góp hơn 15 triệu đồng, hiến đất cũng tự nguyện thôi. Làm tuyến đường này, tôi thấy hầu như nhà ai cũng mất tường rào, dù có phải hiến đất vô đến nhà cũng nhất trí mà. Tiếc thì cũng có tiếc nhưng có con đường mới, nhân dân chúng tôi vui sướng lắm, ai cũng thích”.

12-34-48_yyy
Gia đình bà Trịnh Thị Xuân đang xây dựng lại xây dựng lại cổng, tường rào đã phá bỏ để làm đường

Hay như gia đình bà Trinh Thị Khang cũng không đắn đo phá bỏ tường rào đã xây kiên cố để hiến hơn 27,4 m2 đất và đóng thêm hơn 7,8 triệu đồng để làm đường. Điều đáng khâm phục là gia cảnh bà Khang vẫn còn rất khó khăn, thu nhập chỉ trông vào 4 sào ruộng, hoàn cảnh thiếu trước hụt sau nhưng gia đình vẫn sẵn sàng tham gia.

Không chỉ gia đình ông Linh, bà Xuân và bà Khang mà gần 40 hộ ở hai bên đường đều đồng lòng như vậy, chính vì thế mà chỉ sau một thời gian ngắn tuyến đường đã được giải tỏa xong mặt bằng bàn giao cho đơn vị thi công. Theo đó, đã có 3.200 m2 đất và nhiều tài sản trên đất đã được các hộ gia đình phá bỏ để lấy mặt bằng làm đường, trị giá khoảng 600 triệu đồng.

Đến nay, sau gần 1 tháng thi công tuyến đường đã cơ bản hoàn thành, với chiều rộng 3 m, dày 14 cm, tổng kinh phí 703 triệu đồng. Trong đó, UBND huyện hỗ trợ 200 triệu đồng, UBND xã hỗ trợ 123 triệu đồng, nhân dân trong thôn đóng góp 380 triệu đồng. Chỉ thời gian ngắn nữa con đường ở thôn 1B sẽ đưa vào sử dụng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM của xã.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm