| Hotline: 0983.970.780

Nối nhịp cầu Long Kiển sau gần 2 tuần bị sập

Thứ Tư 31/01/2018 , 20:58 (GMT+7)

Sau hơn 10 ngày khắc phục sự cố, ngày 31/1, cầu Long Kiển (đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè, TPHCM) đã nối nhịp thành công, kết nối giao thông giữa TPHCM với tỉnh Long An.

Chiều 31/1, cầu Long Kiển bị sập đã được khôi phục hoàn toàn, nối liền 2 bên cầu. Các loại xe có trọng tải dưới 3,5 tấn được phép lưu thông qua cầu.

Cầu Long Kiển được nối nhịp trước Tết Nguyên đán như chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến

Tại 2 đầu cầu, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã gắn thêm thanh chắn giới hạn chiều cao dưới 2,2m, nhằm ngăn những xe lớn lưu thông qua qua cầu. Đồng thời, tại đây, lực lượng túc trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn xe quá tải qua cầu, đảm bảo khai thác an toàn, bao gồm cả đường thủy và đường bộ trong thời gian chờ xây dựng cầu mới. Hiện, việc nối đường ống nước, cáp viễn thông vẫn được được khẩn trương thực hiện.

Cầu Long Kiển nối nhịp sớm giúp bà con đi lại được thuận tiện, nhất là Tết Nguyên đán sắp đến. Trước đó, khi cầu bị sập, giao thương giữa 2 xã Phước Kiểng và Nhơn Đức hết sức khó khăn, người dân phải chạy lòng vòng gần 10km.

Cầu Long Kiển nằm trên đường Lê Văn Lương (nối xã Phước Kiểng với xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) là tuyến đường kết nối với tỉnh Long An.

Đây là một trong 4 cây cầu sắt đã xuống cấp từ lâu, việc lưu thông khá khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm. Trước khi xảy ra sự cố sập cầu đêm 19/1, cầu chỉ cho phép cho có tải trọng 3,5 tấn trở xuống chạy qua. Thế nhưng, chiếc xe ben chở vật liệu xây dựng 15 tấn (vượt quá tải trọng gấp gần 5 lần) cầu lưu thông qua cầu Long Kiển làm 1 nhịp cầu bị sập, chiếc xe ben rơi xuống sông.

Cầu Long Kiển cũng nằm trên tuyến giao thông thủy của TPHCM, cách đây 3 năm một chiếc xà lan va vào cầu gây hư hỏng nặng.

Cầu Long Kiển trước khi bị sập vào đêm 19/1

Tình trạng mất an toàn khi lưu thông qua 4 cây cầu sắt đã được cảnh báo từ lâu, tuy nhiên việc thay thế bằng cầu mới vẫn ì ạch trong thời gian vừa qua.

Sở GTVT TPHCM đã có kế hoạch xây dựng cầu Long Kiển với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, dự án đã được UBND TP phê duyệt. UBND huyện Nhà Bè đang tích cực triển khai công tác giả phóng mặt bằng để xây cầu mới trong năm 2018, dự kiến hoàn thành trong năm 2019.

Ông Nguyễn Văn Lưu – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết 4 cây cầu sắt trên đường Lê Văn Lương đều có kế hoạch xây mới. Cầu Rạch Đĩa, Long Kiển sẽ được khởi công sau 6 tháng giải phóng mặt bằng (tức đầu quý III/2018). Trong khi đó, cầu Rạch Tôm, Rạch Dơi đang hoàn chỉnh thiết kế và quý 2/2018 sẽ lập dự án. Ngoài ra, đường Lê Văn Lương cũng sẽ nâng cấp trong năm 2018.

(Dân trí)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm