| Hotline: 0983.970.780

Nơi những con gà được tự do bay nhảy

Thứ Tư 18/09/2019 , 08:43 (GMT+7)

Trái ngược với chăn nuôi công nghiệp luôn đi kèm chuồng trại tù túng làm vật nuôi bị stress nặng, thức ăn, nước uống trộn đẫm kháng sinh khiến chất lượng thịt, trứng bị giảm sút thì những kiểu chăn nuôi trở về với tự nhiên như thế này là xu thế đáng quý…

16-19-02_nh_1
Ông Khuất Đình Ninh phấn khởi vì nuôi thành công gà Mía thảo dược.


Nâng cao giá trị gà thương phẩm

Đến thăm trang trại của ông Khuất Đình Ninh (xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội), một trong những hộ dân có số lượng gà thảo dược lớn nhất trên địa bàn.

Ông Ninh phấn khởi chia sẻ: “Nuôi gà theo phương pháp mới giúp đàn gà phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật, màu lông đẹp và chất lượng thịt tốt. Giá bán gà trước kia chỉ có 40.000/kg thì gà thảo dược đắt gấp đôi so với trước đây dao động từ 90.000 – 110.000/kg. Với tỷ lệ gà sống đạt 985/1000 con, dự kiến gia đình thu về lợi nhuận khoảng 80 – 100 triệu đồng.”

Theo tìm hiểu của phóng viên, loại thảo dược được sử dụng bao gồm xuyên tâm liên, chó đẻ, hồ hoàn liên, rau diếp xoăn, bồ công anh, cỏ mực, cam thảo, sâm đất, nghệ,… Sau khi bào chế, thảo dược trở thành các chế phẩm sinh học có tác dụng thay thế thuốc kháng sinh, tăng năng suất chăn nuôi cũng như giảm mùi hôi chuồng trại.

Giống gà được chọn để áp dụng vào mô hình là gà Mía thuần có chất lượng thịt thơm ngon, da vàng và được thị trường ưa chuộng. Qua 4 tháng thực hiện mô hình chăn nuôi bằng thảo dược, khối lượng gà từ 1,3 – 1,6kg/con. Tỷ lệ gà nuôi thành công tính đến nay đạt 95%. Dự kiến tháng 12/2019 sẽ hoàn thành dự án theo đúng tiến độ và chỉ tiêu.

Ông Nguyễn Bùi Hải, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất cho biết, để thực hiện mô hình nuôi gà thảo dược, cán bộ và người dân đã tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình chăn nuôi trên địa bàn. Xây dựng đề án và đề xuất Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ con giống, thức ăn cũng như kỹ thuật chăn nuôi. Qua quá trình thực hiện, việc ứng dụng thảo dược đã giúp người nuôi cải thiện chất lượng gà thương phẩm chất lượng cao theo hướng an toàn sinh học.

16-19-02_nh_2
Gà Mía nuôi bằng thảo dược phát triển đồng đều và có chất lượng thịt thơm ngon.

Mô hình sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn các huyện Thạch Thất được thực hiện từ tháng 06/2019 với quy mô 10.000 con. Trong đó, có sự tham gia của 16 hộ chăn nuôi ở xã Đại Đồng và xã Yên Bình. Những hộ tham gia mô hình đều phải đạt tiêu chuẩn nhất định về chuồng trại như diện tích chuồng trên 50m2, diện tích vườn trên 500m2, đủ vốn đối ứng, cam kết tuân thủ quy trình nuôi gà thảo dược. Tùy vào điều kiện trang trại, mỗi hộ được cấp số gà từ 500 - 1.000 con.

Mô hình được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ 50% giống, 50% thức ăn giai đoạn 4 -12 tuần tuổi, 50% thảo dược, 50% chế phẩm sinh học. Các hộ tham gia mô hình đối ứng 50% giá trị còn lại.
 

Mô hình cần được nhân rộng

Anh Nguyễn Văn Chiến, một chủ hộ khác nuôi gà thảo dược với số lượng gà ban đầu là 600 con. Sau thời gian chăm sóc, anh cho biết, gà nuôi bằng thảo dược giúp gia đình tôi tiết kiệm chi phí đầu tư về chuồng. Tận dụng được diện tích mặt đất và nguồn thức ăn sẵn của trang trại.

Được biết, các hộ dân chuyển đổi sang nuôi gà thảo dược đều có kinh nghiệm nhiều năm nuôi gà thương phẩm. Tuy nhiên, việc tận dụng trang thiết bị trước đây cũng gây khó khăn cho chính những người chăn nuôi. Bởi khi chuyển sang loại gà mới, tất cả các trang trại đều phải tạm dừng chăn nuôi trong vòng 3 – 4 tháng. Đồng thời thực hiện vệ sinh chuồng trại và sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi.

Do đây là lần đầu tiên ứng dụng thảo dược vào chăn nuôi nên nhiều hộ dân còn bỡ ngỡ và lúng túng. Vì vậy, Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất phải cử cán bộ chuyên trách và cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn người dân. Kiểm tra sát sao từng giai đoạn sinh trưởng để đàn gà phát triển theo đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

Cầm những con gà khỏe mạnh trên tay, ông Ninh mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm: Nuôi gà thảo dược quan trọng nhất là tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật và quan sát tỉ mỉ từng biểu hiện của gà. Đặc biệt chú ý pha chế thảo dược theo tỷ lệ riêng dành cho gia cầm là 1ml thảo dược tương ứng với 2 lít nước. Thức ăn cho gà Mía là các loại cám an toàn, không có chất chất kích thích tăng trọng. Có thể sử dụng thêm các phụ phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, khoai,... để giúp gà thịt gà chắc và thơm ngon hơn.

Chú ý vệ sinh thường xuyên chuồng trại đảm bảo luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát. Tiến hành sát trùng ít nhất 2 lần/tháng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho gà. Theo dõi từng sự thay đổi của gà để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, phòng tránh các nguy cơ bệnh tật.

16-19-02_nh_3
Mô hình nuôi gà thảo dược của của ông Khuất Đình Ninh.

Ngoài ra, gà Mía chất lượng phải được thả vườn để gà kiếm ăn và tự do bay nhảy. Ông Ninh và bà con nuôi gà phải thả gà vào những thời điểm thích hợp như ngày nắng ráo, không khí trong lành,…

Ông Nguyễn Bùi Hải cũng cho biết, Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất sẽ theo dõi sát sao quy trình chăn nuôi, kịp thời hỗ trợ các hộ dân hoàn thành đợt nuôi gà thảo dược đầu tiên. Tiếp tục khuyến khích bà con nhân rộng mô hình sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà thả vườn. Đồng thời, liên kết hộ chăn nuôi và tạo vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường để đem lại thu nhập ổn định cho người dân.

Có thể nói, mô hình gà thảo dược là hướng đi mới cho người chăn nuôi, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng. Từ đó, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và góp phần xây dựng nông thôn mới của huyện Thạch Thất. Các hộ dân tham gia mô hình đều ủng hộ phương pháp nuôi gà bằng thảo dược và sẽ tiếp tục đầu tư nhân giống, mở rộng quy mô trang trại.

Xem thêm
Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất