| Hotline: 0983.970.780

Nỗi thống khổ của người dân nhường đất cho thủy điện Hồi Xuân

Thứ Năm 29/03/2018 , 14:56 (GMT+7)

Quyết định giải phóng mặt bằng (GPMB), di dời đến khu tái định cư (TĐC) để nhường đất cho Thủy điện Hồi Xuân có từ 3 năm trước. Thế nhưng đến nay hàng chục hộ dân tại bản Sa Lắng, xã Thanh Xuân vẫn loay hoay “sống không được, ở chẳng xong”…

Mòn mỏi chờ tái định cư

Dự án NM Thủy điện Hồi Xuân khởi công tháng 3/2010 trên lưu vực sông Mã, giáp ranh giữa 2 xã Thanh Xuân và Hồi Xuân (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), tổng vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng, công suất thiết kế 102MW với 3 tổ máy, hồ chứa nằm trên địa phận 7 xã của huyện Quan Hóa và 2 xã của huyện Mai Châu (Hòa Bình).

11-09-16_1
Khu TĐC gần như chưa được đả động gì

Rà soát thực tế có đến 2.346 hộ huyện Quan Hóa bị ảnh hưởng, bao gồm 53 hộ dân với gần 250 nhân khẩu thuộc bản Sa Lắng, xã Thanh Xuân. Đến tháng 4/2015, người dân nhận được thông báo nhường đất cho vùng ngập lòng hồ của thủy điện, bắt buộc phải chuyển đến khu TĐC mới.

Cần biết rằng, mảnh đất này đã gắn bó với bà con dân bản từ bao đời nay, với thói quen canh tác đã “ăn sâu bén rễ” nên chuyển đi là điều chẳng ai muốn. Nhưng vì lợi ích chung, lại được chủ đầu tư hứa hẹn nhiều điều nên dần dà bà con cũng đồng thuận, nhường đất. Đâu ngờ, đã 3 mùa trăng đến rồi đi, dân bản Sa Lắng vẫn không biết trôi dạt về đâu.

Được chỉ dẫn của người dân, chúng tôi được “chiêm ngưỡng” khu TĐC “trong mơ”. Đó là một bãi đất trống huơ trống hoác, lác đác dăm ba đống đá cùng một vài phương tiện phục vụ thi công, chấm hết. Mọi thứ gần như đang nằm trên giấy, những hạng mục thiết yếu như trường học, nhà văn hóa, lưới điện, nước sinh hoạt… chưa thấy đâu. Bất chợt tôi tự hỏi, những năm qua nhà thầu đã làm gì?

“Đi không được, ở không xong”, thực trạng đáng buồn kéo dài mải miết khiến tình cảnh của dân bản khốn khó thêm bội phần. Thời điểm này đa phần nhà cửa, các hạng mục công trình xây dựng qua loa đều đã xập xệ, xuống cấp. Khổ nỗi phần vì kinh tế eo hẹp, mặt khác ở hôm nay chưa biết đến ngày mai nên phần đa các hộ đều “tặc lưỡi cho qua”.

11-09-16_3
Người dân phải dựng nhà sống tạm bợ
Ông Hà Hồng Quản, Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân khẳng định, tất cả 53 hộ dân bản Sa Lắng đều chưa được cấp đất. Nhiều hộ đã nhận tiền đền bù xong xuôi nhưng không biết chi tiêu ra sao, có khi về được khu TĐC cũng nhẵn túi hết cả: “Lợi ích đâu chả thấy, chỉ biết rằng xây dựng Thủy điện Hồi Xuân, dân bản thiệt thòi trăm bề”.

Đáng lo là nhiều gia đình sau khi nhường đất cho dự án đã không còn chỗ sinh hoạt, phải mượn đất dựng tạm để có chỗ chui ra chui vào. Cuộc sống tạm bợ, lay lắt qua ngày. Đến thăm gia đình anh Hà Văn Hạnh, anh buồn thiu: “Chúng tôi bàn giao đất từ năm 2012 rồi chỉ dám cất tạm căn nhà nhỏ tránh nắng mưa, 8 con người sinh hoạt chật hẹp bất tiện vô cùng. Nghề ngỗng không có, đất đai cũng không nốt nên chẳng biết bấu víu vào đâu”.
 

Tiền độ “rùa bò”

Dự kiến khi đi vào vận hành, công trình thủy điện “hàng ngàn tỷ đồng” được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch sinh thái, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho 10 xã thuộc vùng dự án, đồng thời đóng thuế cho địa phương.

Theo kế hoạch, tháng 10/2012 sẽ chặn dòng lần 1, tháng 10/2013 chặn dòng lần 2, tháng 7/2014 tích nước hồ chứa và tháng 9/2014 phát điện tổ máy số 1. Tuy nhiên, do chủ đầu tư (Cty CP Đầu tư và Xây dựng điện Hồi Xuân Vneco - Hồi Xuân Vneco, thuộc TCty CP Xây dựng điện VN) không có năng lực tài chính nên dự án cứ ậm à ậm ạch.

11-09-16_4
Thủy điện Hồi Xuân chậm tiến độ đã quá lâu

Đáng nói, trước đó Vneco đã phải đàm phán vay 103 triệu USD của Ngân hàng XNK Trùng Khánh (Trung Quốc) nhưng không thành. Trước bết bát của Vneco, Cty TNHH Dịch vụ - Thương mại sản xuất - Xây dựng Đông Mê Kông đã nhảy mua lại vào với tư cách cổ đông nắm giữ 90% cổ phần để hoàn thiện dự án.

Kế đó, phía Đông Mê Kông cũng cam kết sẽ hoàn thành công trình vào quý II/2018. Tuy nhiên, đến tháng 3/2017 UBND tỉnh Thanh Hóa lại nhận được thông báo của chủ đầu tư xin “điều chỉnh tiến độ dự án đến tháng 3/2019”(?!).

11-09-16_6
UBND huyện Quan Hóa ký "trát" yêu cầu chủ đầu tư nộp thuế xây dựng vãng lai

Toàn bộ tiền thuế công trình Thủy điện Hồi Xuân được tỉnh giao cho UBND huyện Quan Hóa cân đối thu chi ngân sách năm 2018. Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, địa phương từng ngày ngóng tiền nộp thuế từ công trình.

Biên bản làm việc ngày 02/02/2018 giữa các bên đã xác định doanh thu và khối lượng hoàn thành là 329 tỷ đồng, ước thuế 2% xây dựng cơ bản vãng lai là 6.580.000.000 đồng. Để đảm bảo cân đối chi ngân sách mà tỉnh đã giao, huyện Quan Hóa đề nghị Hồi Xuân Vneco nghiệm thu thanh toán cho Đông Mê Kông để nộp thuế theo nghĩa vụ.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất