| Hotline: 0983.970.780

Nơm nớp sống trong nhà xây cho hộ nghèo

Thứ Sáu 14/03/2014 , 08:59 (GMT+7)

Vách tường trước, tường sau nhà đều nứt, bong tróc, mục nát. Mỗi khi mưa đến, không ai dám ngủ vì sợ ngôi nhà sập đổ bất cứ lúc nào.

Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo là chương trình mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của cộng đồng. Chính sách này đã, đang mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình nghèo, giúp họ ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hiện có không ít ngôi nhà xây dựng theo Chương trình 167 ở Hậu Giang vừa xây xong đã xuống cấp.

Nhà mới xây đã xuống cấp trầm trọng

Hoàn cảnh gia đình nghèo, không có đất sản xuất, ở tuổi 85 mà ông Lê Văn Ếch (ngụ tại ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) chưa có ngôi nhà ở theo đúng nghĩa. Năm 2009, ông hết sức vui mừng khi được Nhà nước cấp nhà ở theo Chương trình 167. Ngôi nhà được xây dựng trị giá 20 triệu đồng, trong đó có 8 triệu đồng ông Ếch phải đi vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi.

Niềm vui vào nhà mới chưa được bao lâu, thì âu lo lại đến khi phát hiện ngôi nhà xuống cấp trầm trọng. Ông Ếch cho biết, mới vào ở được vài tháng thì đầu năm 2010 ông phát hiện tường nhà bị lún, nứt, mỗi khi gặp mưa thì nước thấm vào làm gạch, tường bị mục, bong tróc. Đã 3 năm nay, ông Ếch sống một mình trong ngôi nhà nhưng luôn cảm thấy bất an, bởi những vết nứt trên tường ngày càng nhiều và to dần.

Cùng chung cảnh ngộ nhà ở xuống cấp với ông Ếch, ông Nguyễn Văn Chánh ngụ cùng ấp, dù tường, gạch không nứt, không lún nhiều nhưng mái nhà lợp tôn có cũng như không mỗi khi trời mưa.

Ông Chánh than vãn: "Tôi và vợ đã ngoài 70 tuổi nhưng từ khi vào ở ngôi nhà này luôn bị trời mưa hành hạ, bởi nhà dột quá. Mùa nắng thì còn được ngủ ngon giấc, khi gặp mưa nhà dột khắp nơi, nước chảy lênh láng cả nhà không tài nào ngủ được. Dù đã mua tấm nhựa, bạt về che chắn nhưng vẫn không hết dột". Ông Chánh đã nhiều lần báo chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa thấy cán bộ nào xuống kiểm tra, khắc phục.

Trường hợp nhà của anh Đặng Minh Đức (ấp Phương Hòa, xã Phương Bình) còn tệ hại hơn. Anh Đức cho biết, anh dọn vào nhà mới ở được vài tháng thì xuất hiện vết nứt xé đôi vách tường trước nhà. Hiện tại vách tường trước, tường sau nhà đều nứt, bong tróc, mục nát. Mỗi khi mưa đến, không ai dám ngủ vì sợ ngôi nhà sập đổ bất cứ lúc nào.


Nhà anh Đặng Minh Đức (ấp Phương Hòa, xã Phương Bình), bị nứt mặt tường trước nguy cơ sập bất cứ lúc nào

Vì mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng nên 2 năm nay, gia đình anh Đặng Minh Đức phải làm thêm một mái lều lá kế bên căn nhà để ở tạm.

Có dấu hiệu rút ruột công trình?

Nhà mới xây xuống cấp là tình trạng chung của hàng loạt căn nhà xây dựng theo Chương trình 167 ở xã Phương Bình trong thời gian qua. Theo ông Nguyễn Hoàng Thông, Trưởng ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, qua kiểm tra, những căn nhà xuống cấp nhanh trong thời gian qua có cùng một chủ đầu tư xây dựng, đó là DNTN Văn Đáng, của ông Nguyễn Văn Đáng, ngụ ở xã Phương Bình.

Dự kiến trong giai đoạn 2, Hậu Giang sẽ còn hơn 8.000 căn nhà cần được hỗ trợ xây dựng và sửa chữa. Tuy nhiên, với chất lượng nhà ở như hiện nay, người dân tỉnh này hoang mang, lo lắng liệu căn nhà họ đang ở có bền chắc, an toàn?

Riêng nhà xây cùng đợt do chủ đầu tư khác thực hiện thì chất lượng khá tốt. Vì vậy, nhiều người dân bức xúc cho rằng, chứng tỏ cùng mức tiền, cùng thời điểm xây dựng nhưng chất lượng công trình khác nhau, thì phải chăng có hành vi “rút ruột” công trình?

Trao đổi về vấn đền này, ông Phan Văn Điền, Bí thư Đảng ủy xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, cho biết, xây dựng nhà ở theo Chương trình 167 được triển khai thực hiện ở địa phương từ năm 2009 đến 2011. Trong đó, năm 2009 xây dựng 39 căn, năm 2010 được 95 căn và năm 2011 là 100 căn.

Theo ông Điền, qua ghi nhận ban đầu chỉ có một số nhà xây dựng trong năm 2009 có hiện tượng xuống cấp, nứt tường, dột nát…Vấn đề này địa phương cũng làm việc với ngành chức năng và buộc nhà đầu tư có trách nhiệm khắc phục sự cố trên để người dân yên tâm sinh sống.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình này, kết thúc giai đoạn 1, Hậu Giang xây dựng được hơn 7.100 căn nhà theo Chương trình 167, với nguồn vốn huy động hơn 213 tỷ đồng. Mỗi căn nhà được hỗ trợ từ 20 - 30 triệu đồng theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình đóng góp. Tức mỗi hộ được xét xây dựng nhà sẽ nhận hỗ trợ từ 7,2 triệu đến 8,4 triệu đồng tùy thuộc vùng khó khăn theo Nghị định của Chính phủ.

Ngoài ra, người được xét hỗ trợ còn được vay 8 triệu đồng từ nguồn ngân sách với lãi suất ưu đãi và 5 triệu đồng từ nguồn vận động xã hội của tỉnh.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm