| Hotline: 0983.970.780

Nôn nóng "xé rào"

Thứ Sáu 01/03/2013 , 10:31 (GMT+7)

Đã vào chính vụ thả nuôi nhưng nhiều người vẫn còn rất cẩn trọng do thời tiết ngày và đêm diễn biến khá bất thường, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục xảy ra.

Đã vào chính vụ thả nuôi nhưng nhiều người vẫn còn rất cẩn trọng do thời tiết ngày và đêm diễn biến khá bất thường, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục xảy ra...

Ông Lê Hoàng Vũ ở xã Bình Thới (Bình Đại, Bến Tre) cho biết: Tình hình thời tiết từ sau Tết đến nay diễn biến khá bất thường, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch ngau gần 10 oC. Nhiều người nuôi quy mô lớn còn rất e dè và thận trọng, chưa dám thả. Còn những hộ dân nuôi nhỏ nôn nóng xé rào thả sớm để tranh thủ bán được giá cao đã bị "dính" dịch.

Theo báo các của xã Định Trung (Bình Đại), bà con đã xé rào thả nuôi 5,8 ha tôm thẻ chân trắng. Đội kiểm tra liên ngành thủy sản cũng đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý 4 trường hợp vận chuyển con giống trái phép. Còn đối với những hộ làm ăn lớn thì còn rất thận trọng vì thời tiết đang làm ảnh hưởng đến quá trình gây màu nước trong ao.


Lực lượng chức năng Trà Vinh kiểm tra chất lượng thuốc thú y thủy sản

Theo thống kê của Phòng NN-PTNT Bình Đại, toàn huyện đã có khoảng 70% ao nuôi được bà con cải tạo. Ngành nông nghiệp cũng đã tổ chức tập huấn biện pháp kỹ thuật cải tạo ao, vệ sinh vùng nuôi, lịch thời vụ, kỹ thuật và hình thức nuôi phù hợp với từng vùng nuôi; tăng cường kiểm soát chất lượng tôm giống; thông báo kết quả quan trắc môi trường để người nuôi chủ động kế hoạch cấp nước vào ao nuôi… Đến nay, toàn huyện đã thả khoảng 40 ha nuôi tôm thâm canh, 7.689 ha nuôi quảng canh xen rừng.

Công tác bảo hiểm nông nghiệp cũng được người dân quan tâm. Tuy nhiên, hiện tại toàn tỉnh Bến Tre còn khoảng 178 hồ sơ chưa được Bảo hiểm Bảo Minh Bến Tre chi trả cho dân. Hiện tại có những hợp đồng đã quá hạn chi trả hơn 2 tháng trong khi đó bà con đang cần nguồn vốn để tái SX.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, đến thời điểm này huyện Bình Đại vẫn còn 30% hộ nuôi chưa chuẩn bị, đây là vấn đề huyện cần đặc biệt quan tâm. Cần tiếp tục khảo sát để hỗ trợ thêm cho những hộ này. Đồng thời tổ chức tập huấn, hội thảo theo vùng, khu vực để chuyển tải thông tin đến người nuôi cụ thể hơn. Đặc biệt, tổ chức tốt hơn công các triển khai bảo hiểm nông nghiệp để giúp người nuôi yên tâm trong đầu tư phát triển thủy sản.

Còn ở Trà Vinh, đến thời điểm này toàn tỉnh đã có 5.580 hộ dân thả nuôi trên diện tích hơn 6.367 ha; thấp hơn so với cùng kỳ 467 hộ và 498 ha. Đặc biệt, vụ tôm 2013 diện tích và số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tăng mạnh. Hiện tại đã có 379 hộ dân thả nuôi 310 ha, tăng 98,6% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, tỉnh đã lên kế hoạch khống chế và chỉ cho các địa phương thả 30% diện tích nuôi của toàn tỉnh.

Điều đáng quan ngại là mới đầu vụ nhưng ở Trà Vinh đã có 219 hộ dân thả nuôi tôm sú trên diện tích khoảng 218 ha bị thiệt hại. Đối với con tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới và mới phát triển mạnh nhưng cũng đã có 125 hộ thả nuôi trên diện tích 103 ha bị thiệt hại hoàn toàn. Bệnh xuất hiện rải rác trên địa bàn các xã và đa số có biểu hiện đốm trắng chết ở giai đoạn 25 - 35 ngày tuổi, tôm chân trắng thiệt hại trong giai đoạn 18 - 45 ngày tuổi. Kết quả lấy mẫu xét nghiệm PGR thì tôm thiệt hại 100% bị bệnh đốm trắng.

Ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh chia sẻ: "Mẫu tôm chết từ đầu vụ đến nay đều bị đốm trắng do ảnh hưởng lớn của môi trường và nhiệt độ. Qua kiểm tra nhiều ao đã chết thì hầu hết nước trong ao không gây màu được, đến khi tôm chết nước trong ao vẫn còn xanh.

Chi cục cũng đã lường trước việc này nên thành lập 4 tổ hỗ trợ kỹ thuật tại các địa phương ngay từ đầu vụ để giúp người nuôi nhưng vẫn trở tay không kịp với diễn biến của thời tiết và dịch bệnh. Năm 2013, Chi cục sẽ đẩy mạnh việc kiểm tra và quản lý chặt con giống nhập tỉnh, nếu có giấy kiểm dịch và kiểm định chất lượng con giống của địa phương xuất và về tỉnh Chi cục tiến hành phúc kiểm lần nữa mới cho bán ra thị trường".

Ngoài con giống, tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản cũng là một trong những tác nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Theo ông Quốc, để quản lý được vấn đề này, Chi cục đang chờ thông tư thực hiện Nghị định 07 về quản lý thuốc thú y thủy sản. Tạm thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh hiện có trên 200 Cty thuốc thú y thủy sản đang chào bán nhiều loại sản phẩm nên rất khó quản lý.

Chi cục khuyến cáo bà con nên sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu, xuất xứ rõ ràng để tránh sử dụng phải hàng kém chất lượng. Ngoài ra, Chi cục đang lên kế hoạch tự xuất kinh phí đi lấy mẫu thức ăn gửi về các cơ quan chuyên môn xét nghiệm để kịp thời khuyến cáo người nuôi sử dụng.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.