| Hotline: 0983.970.780

Nóng chuyện xây nhà "ăn vạ"

Thứ Tư 06/06/2012 , 10:43 (GMT+7)

Trong lúc cộng đồng nỗ lực tìm kiếm, cứu nạn thì một bộ phận người dân lại vội vã đầu cơ xây dựng những công trình với mục đích đón bồi thường.

Vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ (xã Phục Linh, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) xảy ra vào trung tuần tháng 4/2012 đã cướp đi 6 mạng sống của người dân nơi đây. Thế nhưng, những ngày tháng qua (cả trong lúc cộng đồng nỗ lực tìm kiếm cứu nạn) thì một bộ phận người dân lại vội vã đầu cơ xây dựng những công trình với mục đích đón bồi thường.

Công trình dị thường

Hơn 1 tháng sau ngày xảy ra vụ sạt lở kinh hoàng, chúng tôi quay lại khu vực bãi thải số 3 của Mỏ than Phấn Mễ. Hiện trường tan hoang của vụ sạt lở đã được thu dọn. Thay vào đó là sự ngổn ngang của các loại vật liệu đang được người dân tập kết để xây dựng những công trình dân sinh với mục đích đón bồi thường. Ông Kiều Văn Quảng, Phó Giám đốc Mỏ than Phấn Mễ, cho biết, việc xây dựng những công trình “đặc biệt” của một số người dân tập trung ở khu vực liền kề với bãi thải số 3 thuộc 2 xóm Khuôn 2 và Khuôn 3 (xã Phục Linh). Thời điểm xây dựng diễn ra trong suốt gần 2 tháng qua.

Tại xóm Khuôn 2 có hàng chục công trình lớn nhỏ mọc ngổn ngang, nằm la liệt trên đất ruộng. Hầu hết các công trình đều được xây dựng chớp nhoáng. Nguyên vật liệu chính để xây được sử dụng chủ yếu từ những thứ có sẵn: Đá xây dựng được lấy từ bãi thải để làm tường bao; đất tại chỗ để làm vữa; cây que tận dụng để dựng cột, ngáng kèo…



Nhiều công trình xây tạm bợ để đón bồi thường

Lạ hơn, có những công trình dị dạng (gọi là trang trại) song lại nhảy bổ lên nương chè nằm chình ình. Giữa các khu chăn nuôi của trang trại không hề có đường đi, lối lại mà chỉ có những gốc chè chưa được đốn hết. Nền của các chuồng chăn thả vì chỉ được đầm qua loa rồi quét vôi nên đã bị giun đùn lên những đống đất lớn bao trùm toàn bộ bề mặt.

Tại khu vực xóm Khuôn 3, hoạt động xây dựng vẫn đang diễn ra sôi động như một đại công trường. Tại một công trình mà chủ nhân của nó được xác định là một vị lãnh đạo xóm, người ta không khỏi lo ngại khi ngôi nhà được dựng lên mà không hề có móng; vữa để xây là một đống đất trộn nước rồi chít chát qua loa. Khi được hỏi, chủ nhân ngôi nhà đã hỏi lại tỉnh bơ: nếu xây chắc chắn, đến lúc đập bỏ thì làm sao lấy lại được phần gạch nguyên vẹn?

Không bồi thường

Được biết, năm 2001, khi mỏ than Phấn Mễ mở rộng khai trường khai thác, ngay lập tức hội chứng xây nhà đón bồi thường đã diễn ra ồ ạt thuộc địa bàn xã Phục Linh. Một số đảng viên và quan xã cầm đầu việc trục lợi đó đã bị khai trừ, cách chức. Có thể nói, việc người dân xây dựng những công trình tạm bợ tại nơi mà những tai nạn thảm khốc có thể xảy ra bất kể ngày đêm thì chẳng khác nào họ đã mang mạng sống của mình ra để đánh đu với chính sách, cá độ vào canh bạc mà người thua cuộc đã được xác định rõ.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Bí thư Đảng ủy xã Phục Linh, thừa nhận, không thể ngờ được, vào đúng lúc nước sôi lửa bỏng, khi cả xã đang lo tìm kiếm cứu nạn tại khu vực xóm Khuôn 1 thì một số hộ dân ở 2 xóm liền kề bãi thải lại dửng dưng, lợi dụng tình thế cấp bách để xây dựng công trình trái phép. Mặt khác, ở vùng nông thôn thì thủ tục cấp phép xây dựng chưa được thực hiện triệt để nên cũng tạo ra kẽ hở để các hộ dân lách qua.

Tuy nhiên, ông Vinh cũng khẳng định, nếu các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp thì xã sẽ kiên quyết xử lý. Trong khi đó, xóm Khuôn 3 là khu vực chưa được xác định và công bố là vùng nguy hiểm phải di dời khẩn cấp nên việc ngăn cấm người dân xây dựng, cơi nới trong thời điểm hiện nay là không dễ.

Trong một diễn biến khác, ông Kiều Văn Quảng, Phó Giám đốc Mỏ than Phấn Mễ, cho biết, mỏ sẽ phải thuê một đơn vị đủ năng lực để xác định rõ khoảng cách an toàn của bãi thải số 3 đối với khu vực các hộ dân xóm Khuôn 3. Nếu các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm buộc phải di dời thì chắc chắn việc bồi thường cũng không thể thực hiện đối với những công trình “ăn vạ”. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm