| Hotline: 0983.970.780

Nông dân có lương hưu

Thứ Năm 26/01/2012 , 22:39 (GMT+7)

Tất cả nông dân từ 60 tuổi trở lên khi đóng đủ tiền bảo hiểm đủ 20 năm với số tiền 20.000 đồng/tháng sẽ được nhận lương hưu 300.000 đồng/tháng đến hết đời.

 

Trong những ngày đầu tiên của năm mới, hàng trăm các cụ già trong xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội phấn khởi đến UBND xã nhận sổ lương hưu với mức lương mới 300.000 đồng/người/tháng.

Cụ bà Tô Minh Thùy 74 tuổi, thôn Úc Lý, xã Thanh Văn xúc động cho biết: “Nhận được đồng lương hưu này, chúng tôi cảm động rơi nước mắt vì ở nông thôn chỉ trông chờ vào đồng ruộng. Đến tuổi già không làm gì ra tiền, mà cũng không thể dựa được mãi vào con cái”.

Nông dân xã Thanh Văn trong ngày nhận lương hưu

Là một trong những thành viên đầu tiên được nhận lương từ Quỹ bảo hiểm và phúc lợi nông dân xã Thanh Văn, vợ chồng ông Nguyễn Như Tồn (70 tuổi) và bà Nguyễn Thị Nên (67 tuổi) thôn Bạch Nao, xã Thanh Văn không giấu nổi sự xúc động.

Ông Tồn chia sẻ vợ chồng ông làm 5 sào ruộng, nhưng do tuổi cao sức yếu phải thuê người làm, thu hoạch gần như chỉ đủ chi phí. Nhiều lúc có việc cưới hỏi cũng không đi được vì không có tiền. Vì thế, cùng với số tiền hai vợ chồng chắt chiu gom góp được và con cháu giúp, hai vợ chiồng ông tham gia đóng 1 lần 8 triệu đồng cho Quỹ và đã được nhận lương. Tính ra, bây giờ mỗi tháng hai vợ chồng nhận được 600.000 đồng/tháng, đủ tiền mua rau cỏ, mắm muối.

Thanh Văn là một xã thuần nông thuộc vùng chiêm trũng của huyện Thanh Oai với dân số 6.520 người, diện tích canh tác 600ha. Bình quân thu nhập đầu người đạt 10 triệu đồng/năm. Từ năm 1989, Đảng ủy xã đã có nghị quyết chăm lo đời sống nhân dân. Tháng 5/1989, xã đã thành lập Quỹ Bảo hiểm nông dân.

Để lấy tiền gây quỹ, ban đầu HTX Nông nghiệp xã Thanh Văn đã bán 20 tấn thóc được 10 triệu đồng gửi vào Trung tâm tín dụng của huyện Thanh Oai nhằm lấy lãi chi bảo hiểm cho nhân dân. Từ đầu những năm 2000, Đảng ủy xã đã chủ trương huy động nguồn lực từ tập thể và cá nhân đóng góp. Trong đó chú trọng tiết kiệm từ các dự án xây dựng, thiết kế để đóng góp vào Quỹ. Đến cuối năm 2010, Quỹ bảo hiểm và phúc lợi nông dân xã Thanh Văn đã có đủ số tiền để chi trả trợ cấp cho những người từ 60 tuổi trở lên với mức 100.000 đồng/tháng.

Ngày 19/4/2011 Quỹ chính thức được khai trương với tổng số người tham gia là 264 người, trong đó có 196 người được trợ cấp 100.000 đồng/tháng. Ông Trần Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Văn cho biết, tất cả các cụ từ 60 tuổi trở lên đóng bảo hiểm 1 lần với tổng số tiền 4,8 triệu đồng (cho cả 20 năm) sẽ được nhận lương hưu đến hết đời.

Hiện nay, tất cả người dân xã Thanh Văn từ 16 tuổi trở lên đều được đóng bảo hiểm với mức 20.000 đồng/tháng, trong vòng 20 năm để nhận lương hưu. Ngoài ra, xã còn vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, cơ sở tham gia đóng góp cho Quỹ. Đến nay số tiền của Quỹ đã đạt gần 39 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền được gửi vào ngân hàng, lấy lãi để chi trả lương hưu cho các thành viên.

UBND xã đã ra Nghị quyết, trong năm 2013 phấn đấu chi trả lương hưu cho nông dân là 350.000 đồng/tháng, 2014 là 400.000 đồng/tháng, 2015 lên mức 500.000 đồng/tháng…

Nông dân nhận lương hưu có thể là câu chuyện không mới nhưng nếu địa phương nào cũng làm được điều này thì đây là thành quả lớn của công cuộc bảo đảm an sinh xã hội.

 Theo Chinhphu.net

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất