| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Đà Lạt kiếm bộn tiền từ giống dưa hấu tí hon

Thứ Bảy 16/11/2019 , 09:40 (GMT+7)

Mỗi ngày, 2 sào dưa hấu tí hon Nam Mỹ cho gia đình anh Nguyễn Định thu hoạch trên 100kg trái. Với giá hiện nay, mỗi ngày gia đình anh thu về trên 7 triệu đồng. 

Năm 2015, anh Nguyễn Định, ngụ phường 8, TP Đà Lạt, Lâm Đồng được người bạn chia sẻ về giống dưa hấu tí hon Nam Mỹ hay còn gọi là dưa Pepino nên tìm hiểu quy trình sản xuất. 
Sau khi nhập giống, anh dành một khoảng vườn rộng 200m2 để trồng thử nghiệm. Cây "bén duyên" với đất, khí hậu Đà Lạt nên sinh trưởng tốt và sau 4 tháng thì cho thu hoạch lứa trái đầu tiên.
Đến nay, gia đình anh Định đã mở rộng diện tích trồng dưa Pepino lên 2.000m2. Toàn bộ cây được trồng trong nhà kính với điều kiện chăm sóc đặc biệt nên năng suất cao.
Anh Nguyễn Định cho biết: "Mỗi ngày gia đình thu hoạch trên một tạ dưa Pepino và đóng gói bán cho các cửa hàng trái cây trong nước". Cũng theo chủ vườn, hàng ngày, anh mở cửa trang trại để khách du lịch ghé tham quan, chụp hình lưu niệm. Khách thích thú với trái cây độc lạ nên cũng thường xuyên mua để thưởng thức.
Giống dưa Pepino có thân mỏng mảnh và mỗi thân có thể vươn dài từ 2-3m. Để cây phát triển tốt, chủ vườn sử dụng dây dù giúp cây vươn thẳng đứng. 
Theo chủ vườn, mỗi gốc dưa pepino có vòng đời khá dài và cho thu hoạch ổn định trong 2 năm liên tiếp. Với mức giá khoảng 50.000-70.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi ngày gia đình anh Nguyễn Định thu về gần 7 triệu đồng. 
Quả dưa pepino có vỏ mỏng, hạt nhỏ và mùi thơm nên nhiều người ưa thích.  
Trung bình, mỗi trái dưa tí hon Nam Mỹ ở vườn gia đình anh Định nặng khoảng 0,2-0,3 kg. Sau khi thu hoạch, chủ vườn bọc trái cây vào một lưới xốp mềm để giúp nông sản không bị trầy, dập rồi đóng thùng... chuyển cho đối tác.   
Gia đình anh Nguyễn Định cũng áp dụng quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị cho nông sản. Ở vườn dưa, anh thường sử dụng những tấm keo bắt côn trùng để bảo vệ cây trồng. 
Thân dưa Pepino vươn dài và cho nhiều cành, lá. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và chất lượng trái cao, người trồng thường cắt tỉa lượng lớn cành, lá. 
Hiện nay, cùng với việc phát triển giống dưa tí hon Nam Mỹ, gia đình anh Nguyễn Định cũng trồng cà chua, rau ăn lá, bí ngô... để phát triển kinh tế. Những năm gần đây, vườn cây của gia đình anh này là điểm đến tham quan học hỏi của nhiều cá nhân, tổ chức nông dân trong và ngoài tỉnh.

Xem thêm
Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng

Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng. Nhiều diện tích cà phê ở Gia Lai bị cháy khô. Lục Yên khắc phục hậu quả dông lốc. Hợp tác xã ‘3 trong 1’, hiệu quả kinh tế cao.

Duy trì vùng an toàn bệnh dại, khó mấy cũng phải làm

TP. HCM Bệnh dại đang có chiều hướng tăng cao, để thanh toán bệnh dại đến 2030, ngoài giải pháp tiêm vacxin, quản lý chặt đàn chó mèo, việc xây dựng vùng an toàn bệnh dại và duy tri là việc làm bắt buộc, khó mấy cũng phải làm.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Khấm khá nhờ trồng nếp vải mỗi năm một vụ

THÁI NGUYÊN Mỗi năm, bà con ở xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên chỉ gieo cấy một vụ giống nếp vải với sản lượng trên 400 tấn. Ưu điểm của nếp vải là giống lùa thuần của địa phương, kháng bệnh tốt, thơm ngon và dẻo rất lâu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm