| Hotline: 0983.970.780

Nông dân hỏi, Bình Điền trả lời

Thứ Sáu 21/12/2018 , 07:10 (GMT+7)

Bạn Nguyễn Văn Quân (nguyenquan20392@gmail.com) ở Lào Cai hỏi về phân bón Đầu Trâu đang có ở đại lý, cách sử dụng như thế nào cho các loại cây ăn trái họ cam quýt, cây mận, sa nhân, quế…?

Cảm ơn bạn đã tiếp cận với sản phẩm phân bón Đầu Trâu do Cty CP Phân bón Bình Điền Ninh Bình SX và phân phối. SX cây có múi bao gồm bưởi, cam, quýt, chanh, quất đều nhằm mục đích có trái to, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt (đường cao, axit giảm-trừ chanh, chống chịu được các loại bệnh thông thường cao). Vì thế bạn có thể sử dụng NPK 13-13-13+TE bón cho cây thời kỳ kinh doanh, liều bón 3 - 5kg/cây/năm chia ra 4 lần để bón, bạn có thể không cần bổ sung thêm loại phân nào.

08-03-51_nh_du_tru_21-12

Dĩ nhiêu nếu có phân hữu cơ thì bón lót vào sau khi thu vụ trước, sau khi tỉa cành tạo tán, và nếu nền đất của bạn chua có chỉ số pH (KCL) từ 5 trở xuống thì nên bón mỗi cây 1-2kg vôi nung. Trường hợp cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thì bạn vẫn dùng loại phân này. Nhưng liều bón giảm xuống chỉ bằng 1/3 khi dùng cho cây kinh doanh.

Để thúc cây ra rễ, ra nhánh nhanh bạn dùng đạm Đầu Trâu 46A + (hạt vàng) có thể pha 25g/bình 16 lít tưới vào gốc, 1 tuần tưới 1 lần, tưới khoảng 1-3 tháng đầu, sau đó thỉnh thoảng phun lên lá.

Sau khi cây đậu trái khoảng 30 ngày bạn có thể dừng phân 13-13-13+TE thay vào đó, dùng phân Đầu Trâu siêu to trái (NPK 14-7-18+TE), loại phân này có nhiều chất bổ sung rất tốt mà các loại phân khác không có, bón 1-2 đợt trước khi thu hoạch, 2 loại phân này sử dụng chung cho các loại cây có múi, cây ăn quả, ngưng bón trước thu khoảng 1 tháng

Đối với các cây mận, sa nhân và quế:

-Mận vẫn thuộc cây ăn trái bạn dùng công thức của cây có múi cho tiện

-Cây sa nhân thường dùng cho cây thuốc và cũng có thể dùng 1 phần cho cây thực phẩm, bạn vẫn dùng bộ phân cho cây có múi, đặc biệt sau khi có trái bạn dùng kali , Đầu Trâu bón thúc thêm cho chất lượng làm thuốc tốt hơn (khoảng 500 - 1.000g/cây), bón 1-2 lần/cây khi trái đã được 15-30 ngày.

-Cây quế: Chủ yếu là để làm thuốc cần bộ vỏ cây dày, và cả lá. Lúc đầu cần cây mọc nhanh ra cành ra lá nhanh, cây cao, rễ phát triển khỏe. Vì vậy khi cây con bạn có thể dùng Đầu Trâu bón lót 01, bón 500-1000g/cây, sau đó bạn dùng phân đạm Đầu Trâu Amino bón thúc, lúc đầu có thể pha 25-30g/bình 16 lít tưới quanh gốc, sau 4-5 tháng chuyển qua phun lên lá, và kết hợp bón phân hoặc NPK 13-13-13+TE hoặc 15-15-15+TE. Nếu bạn dùng 3 số 15 thì liều giảm xuống so với 3 số 13 khoảng 15-20%. Đặc biệt khi cây chuẩn bị thu hoạch trước khoảng 4-5 tháng bạn dùng Đầu Trâu Amino 15-5-25+TE để bón chất lượng quế sẽ rất ngon. Cay và thơm hơn.

Các loại phân nuôi đòng thường dùng cho lúa, ngô, kể cả mía hay rau củ quả.

Các loại phân lót 1 và lót 2 dùng bón lót cho cây ăn trái, cây công nghiệp, khoai, cả mía ngô hay rau màu khác. Vì trồng trên đất cạn lâu ngày thiếu chú ý nên Ca, Mg, Si, S, Mo bị rửa trôi nhiều, đất trở nên chua. Bón các loại này để phục hồi sức SX của đất. Liều bón tùy vào thực tế của từng nương, đất bạc màu nhiều thì bón 500-600kg/ha, bạc màu ít chỉ cần bón 250-300kg/ha sẽ rất tốt.

Đầu Trâu 25-20-10+TE dùng cho cây nào cũng tốt cả cây ăn quả (bón cho thời gian trước ra hoa) còn dùng cho rau củ quả, thì bón suốt vụ vẫn tốt.

Về phân bón qua lá, trong bộ phân bạn có hình như không có phân bón qua lá. Bạn có thể dùng bộ phân Đầu Trâu 005, 007 và 009. 3 loại phân này đều có chứa đủ các chất và cả các chất kich thích sinh trưởng . Với Đầu trâu 005 phun cho cây thời kỳ trước ra hoa, hay các loại rau ăn lá, 007 phun cho cây chuẩn bị ra nụ, ra hoa, còn 009 phun cho thời kỳ nuôi quả , có thể dùng được cho tất cả các loại cây.

Nếu muốn có bộ phân bón lá nhiều hơn, bạn có thể gọi cho chị Bích Thủy, Giám đốc Công ty Thái Sơn ở Hà Nội theo số điện thoại: 0989995002 để biết thêm chi tiết. Chúc bạn mọi sự tốt đẹp và có điều gì chưa rõ cứ gửi mail cho chúng tôi.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất