| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Hòn Đất tự làm cánh đồng mẫu lớn

Thứ Sáu 04/10/2013 , 10:27 (GMT+7)

Từ hiệu quả thực tế qua 3 vụ SX, nhiều nông dân xã Sơn Kiên (Hòn Đất, Kiên Giang) quyết tâm liên kết đầu tư làm cánh đồng mẫu lớn dù không còn sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp.

Từ hiệu quả thực tế qua 3 vụ SX, nhiều nông dân xã Sơn Kiên (Hòn Đất, Kiên Giang) quyết tâm liên kết đầu tư làm cánh đồng mẫu lớn (CĐML) dù không còn sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp.

Huyện Hòn Đất là địa phương có diện tích SX lúa lớn nhất tỉnh Kiên Giang, lên đến 80.000 ha, tổng diện tích gieo trồng hằng năm khoảng 164.000 ha (vụ ĐX 80.000 ha, HT 76.000 ha và TĐ 8.000 ha), với sản lượng ước đạt hơn 1 triệu tấn. Diện tích đất lớn là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng CĐML.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, nông dân chưa mạnh dạn thay đổi thói quen SX lại là rào cản khi triển khai mô hình. Trong những năm qua, một số Cty, đơn vị đã đầu tư, chuyển giao KHKT giúp nông dân huyện Hòn Đất triển khai xây dựng CĐML.

Cụ thể như Cty CP BVTV An Giang có mô hình “Vùng lúa nguyên liệu” với diện tích thực hiện vụ HT 2013 là 2.083 ha, sử dụng các giống chất lượng cao như: OM 7347, OM 6976, OM 4218, Jasmine 85. Cty ADC với mô hình “cánh đồng mơ ước” đầu tư tại HTXNN Thái Hưng, xã Mỹ Thái, diện tích 30 ha.


Nông dân ấp số 8, xã Sơn Kiên quyết tâm liên kết làm CĐML

Nông dân tham gia mô hình được Cty ADC đầu tư toàn bộ phân, thuốc, giống lúa (giống OM 4900). Trung tâm KN-KN Kiên Giang đầu tư triển khai mô hình CĐML tại ấp số 8, xã Sơn Kiên, diện tích 159 ha, với 60 hộ nông dân tham gia.

Mô hình CĐML do Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai SX lúa theo hướng VietGAP, nông dân được tập huấn kỹ thuật, sử dụng cùng một loại giống là OM 4900, được hỗ trợ một phần kinh phí mua lúa giống, thuốc BVTV (tương đương 900.000 đồng/ha), thời gian thực hiện liên tục trong 3 vụ lúa, bắt đầu từ vụ HT 2012.

Ông Ngô Quang Thanh, Tổ trưởng CĐML ấp số 8 cho biết: “Qua thực tế 3 vụ SX, hiệu quả của mô hình CĐML mang lại rất lớn, chi phí giảm, lợi nhuận tăng nên nông dân rất phấn khởi. Đến nay, dự án đã kết thúc nhưng chúng tôi quyết tâm liên kết với nhau để tự làm, dù không còn sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp”.

Theo ông Thanh, khi mới bắt tay xây dựng CĐML, những người thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do đồng ruộng manh mún, nông dân chưa quen làm ăn tập thể, tập quán gieo sạ dày, bón thừa đạm, lạm dụng thuốc BVTV vẫn phổ biến. Sau khi được tập huấn kỹ thuật và phải mất một vụ để đối chứng nông dân mới chịu thay đổi tập quán.

“Cái lợi của CĐML là nông dân cùng góp ruộng để làm ăn tập thể, cùng nhau bơm tưới, sử dụng cùng một giống, gieo sạ đồng loạt, phòng trừ sâu bệnh đồng loạt nên không có dịch bệnh lớn xảy ra, dịch chuột phá hoại cũng được hạn chế.

Do SX theo hướng VietGAP nên lượng phân bón, thuốc BVTV cũng giảm đi rất nhiều, vừa bảo vệ được sức khỏe vừa giảm ô nhiễm môi trường”, ông Thanh phấn khởi nói.

Theo kết quả đánh mô hình CĐML tại ấp số 8 cho thấy, năng suất lúa vụ HT 2013 trung bình đạt 6,5 tấn/ha, tăng gần 1 tấn so với trước khi thực hiện mô hình, giá thành SX giảm 200 đồng/kg so với ruộng đối chứng, lợi nhuận đạt từ 22-25 triệu đồng/ha.

Cái khó là hiện nay vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra ký hợp đồng bao tiêu cho nông dân. Duy nhất chỉ có vụ ĐX 2012-2013, Cty XNK Sơn Thịnh đứng ra ký hợp đồng bao tiêu nhưng đến khi thu hoạch lại làm khó dễ khi yêu cầu nông dân phải vận chuyển đến kho, rồi đánh giá độ ẩm không đạt… dẫn đến hợp đồng bị bể.

Theo ông Ngô Quang Thanh, hiện toàn khu vực đã có 100 ha nằm trong vùng đê bao, diện tích còn lại nông dân đang cùng nhau góp vốn để làm. Sở NN-PTNT Kiên Giang cũng đã khảo sát để hỗ trợ xây dựng trạm bơm điện, trị giá khoảng 240 triệu đồng. Khi có trạm bơm điện sẽ giúp nông dân hạ giá thành SX hơn nữa vì bơm điện chi phí chỉ bằng 1/3 so với bơm bằng máy dầu như hiện nay.

Ông Ngô Hoàng Tươi, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Hòn Đất cho biết, thông qua Hội Nông dân tỉnh, Cty Phân bón Lio Thái (phân bón hiệu Sư tử Thái) đang có kế hoạch tham gia vào mô hình CĐML trên địa bàn huyện.

Theo đó, Cty này sẽ cung ứng phân bón, tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình canh tác. Cty cam kết nếu sử dụng sản phẩm Lio Thái mà năng suất lúa thấp hơn ruộng đối chứng thì sẽ bồi thường cho bà con.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm