| Hotline: 0983.970.780

Nông dân khiếu nại Cty Cà phê Đăk Nông: Thanh tra Chính phủ vào cuộc

Thứ Tư 14/01/2015 , 10:11 (GMT+7)

Theo phản ánh của người dân, Cty cà phê Đăk Nông đã liên tiếp đưa ra những bản hợp đồng mới, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. 

Đoàn thanh tra 2680 của Thanh tra Chính phủ do ông Ngô Chí Thành, Phó Cục trưởng Cục II, Trưởng đoàn thanh tra vừa có buổi làm việc với các hộ dân xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông về các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đối với Cty TNHH MTV cà phê Đăk Nông liên quan đến việc tranh chấp hợp đồng giao nhận khoán vườn cây cà phê.

Theo tìm hiểu của PV, nông trường Đăk Ngo thuộc Cty cà phê Đăk Nông, tiền thân là dự án II do Cty cà phê 719 thành lập. Năm 1998, UBND tỉnh Đăk Lăk giao cho công ty hơn 1.400 ha đất tại địa điểm xã Quảng Tín (huyện Đăk Rlấp, Đăk Lăk), nay thuộc địa bàn xã Đăk Ngo để khai thác, sản xuất.

Sau khi khai hoang hoàn thiện, 350 ha đất được nông trường đưa vào sử dụng trồng cà phê theo hình thức giao khoán đất trắng cho người dân, thông qua Hợp đồng liên kết sản xuất cà phê tại nông trường Đăk Ngo có thời hạn 30 năm.

Theo cam kết, phía công ty có nhiệm vụ khảo sát thiết kế, khai hoang, xây dựng các công trình, mua sắm các tài sản cố định phục vụ nhu cầu sản xuất và quản lý (hồ đập, máy tưới, nhiên liệu tưới, cây cà phê giống, cây giống bóng mát chống xói mòn, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh...) trong suốt chu kì theo định mức và theo quy trình, được tính 60% vốn đầu tư.

Về phía các hộ dân tham gia hợp đồng liên kết sản xuất cà phê có trách nhiệm đầu tư làm lán trại, nhà cửa, công cụ sản xuất, phòng hộ lao động cũng như toàn bộ công lao động thực hiện quy trình sản xuất, từ đào hố trồng mới đến thu hoạch và giao nộp sản phẩm tại kho của công ty, vốn đầu tư của mỗi hộ dân được tính là 40%, lợi tức được ăn chia dựa trên số phần trăm hai bên góp vốn.

Theo phản ánh của người dân, đến năm 2007, lấy lý do điều chỉnh lại hợp đồng liên kết sản xuất cho phù hợp với Nghị định 135 của Chính phủ ban hành năm 2005 về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất trong các nông trường quốc doanh, Cty cà phê Đăk Nông liên tiếp đưa ra những bản hợp đồng mới, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Điều đáng nói ở đây là công ty đưa ra những bản hợp đồng có thời hạn rất ngắn, chỉ từ 3 – 5 năm. Đây là bản hợp đồng giao khoán không phù hợp với một loại cây công nghiệp có chu kì kinh doanh kéo dài lên đến 30 năm như cà phê.

Bên cạnh đó, khi tiến hành thương thảo hợp đồng mới với 300 hộ dân liên kết sản xuất, phía công ty đã không tiến hành thanh lí bản hợp đồng cũ cũng như giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân trong giai đoạn khai hoang, thời kì kiến thiết cơ bản.

Cho rằng bị thua thiệt, nhiều hộ dân thuộc nông trường Đăk Ngo đã có đơn khiếu nại gửi lên Thanh tra Chính phủ. Ngày 27/12/2014, tại Trụ sở UBND xã Đăk Ngo, khi biết đoàn Thanh tra Chính phủ về làm việc, rất nhiều hộ dân liên kết sản xuất cà phê tại Đăk Ngo đã đến hội trường để được trình bày việc tranh chấp hợp đồng giao nhận khoán vườn cây. Hiện vụ việc đang được Thanh tra Chính phủ ghi nhận để làm rõ.

Anh Phan Công Chín (công nhân liên kết đội 2, nông trường Đăk Ngo), cho biết: "Theo đúng như bản hợp đồng liên kết đã kí trước đó vào năm 2000 thì trên mỗi ha cà phê chúng tôi bỏ công khai hoang, trồng mới, chăm sóc, người dân được tính 40% vốn, còn Nhà nước là 60%.

Khi công ty ép chúng tôi kí vào các hợp đồng giao khoán mới mà không tiến hành thanh lí hợp đồng, giải quyết quyền lợi cho người dân là đã tước đoạt thành quả bao năm trời lao động vất vả của chúng tôi rồi!”.

Tương tự, anh Nguyễn Đình Phú (công nhân liên kết đội 1, nông trường Đăk Ngo): “Khi công ty đưa ra bản hợp đồng giao khoán đầu tiên vào năm 2007, chúng tôi muốn té ngửa, vì trong nội dung bản hợp đồng mới này không hề đề cập gì đến khoản đầu tư nào để sản xuất cà phê. Thay vào đó nông dân sẽ phải chịu mọi chi phí, còn công ty chỉ đợi cuối năm thu sản của dân”.

Trao đổi về các vấn đề giao khoán giữa công ty với công nhân liên kết, ông Hồ Văn Việt - Phó giám đốc cùng một số cán bộ trong Ban giám đốc Cty cà phê Đăk Nông, cho biết: Khi tiến hành xây dựng phương án giao khoán, Ban lãnh đạo công ty đã hoạch tính chi phí nhân công cho người lao động vào trong phần chi phí bên nhận khoán, nên người lao động đã có khoản thu nhập là công sức lao động trên 1 ha cà phê là 26.351.246 đồng.

Hơn nữa, công ty khoán mức chỉ có 9,9 tấn quả tươi/ha trong khi năng suất quả tươi hiện nay trên toàn nông trường ước đạt hơn 11 tấn/ha. Vì thế người nông dân đã được hưởng toàn bộ phần vượt khoán và chuyện chúng tôi để họ thua lỗ là khó xảy ra (!?).

Bên cạnh đó, hằng năm, công ty phải trang bị quần áo cho lực lượng bảo vệ, tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ, công ty thu về được vài chục triệu nhưng phải bỏ ra tới hàng trăm triệu đồng. “Chúng tôi sử dụng đất phải đóng quỹ an ninh quốc phòng, nên người nhận đất giao khoán cũng phải chịu khoản này cho công bằng. Do đó, các khoản thu như 150.000 đồng tiền an ninh quốc phòng, 100.000 phí sinh hoạt đảng là có cơ sở rõ ràng”, ông Hồ Văn Việt nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm