| Hotline: 0983.970.780

Nông dân khu tự trị dân tộc Choang trồng nếp cẩm xóa đói giảm nghèo

Thứ Sáu 14/06/2019 , 06:00 (GMT+7)

Trong vài năm gần đây, chính quyền và người dân ở làng Đại Lý, khu tự trị dân tộc Choang lựa chọn nếp cẩm là nông sản giúp xóa đói giảm nghèo.

Ngày 12/6 vừa qua, nông dân ở làng Đại Lý, huyện Dung Thủy, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đồng loạt xuống đồng cấy nếp cẩm cho vụ mới. Hình ảnh chụp từ trên cao ghi lại cảnh người dân ở làng Đại Lý đang lấy mạ từ ruộng gieo đem ra ruộng cấy.
Theo Xinhua, ngoài làng Đại Lý, khu vực này có tổng cộng 100 ha đất ruộng được sử dụng để trồng nếp cẩm.
Trong vài năm gần đây, nếp cẩm được lựa chọn là nông sản giúp nông dân trong vùng xóa đói giảm nghèo.
Sau khi nhổ mạ, nông dân đưa sang các mảnh ruộng gần đó để cấy.
Việc chuyển hướng sang trồng nếp cẩm được cho là nỗ lực chung đến từ chính quyền, người dân và cả hợp tác xã để phát triển kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, người dân khu vực này vẫn chủ yếu dựa vào sức người và vật nuôi trong canh tác.
Việc áp dụng công nghệ hay máy móc vào sản xuất chưa xuất hiện nhiều.
Nông dân ở làng Đại Lý đem mạ đi cấy.
Toàn cảnh khu vực ruộng bậc thang dùng để trồng nếp cẩm ở làng Đại Lý.
Nông dân địa phương nghỉ ăn trưa trong mùa cấy.
Nông dân làng Đại Lý ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đi cấy lúa nếp cẩm.
Những mảnh ruộng vẫn được bừa thủ công với người và bò, chưa có sự tham gia của máy móc.

 

 

Xinhua

Xem thêm
Nuôi mực thương phẩm bán tự nhiên hiệu quả kinh tế cao

Nuôi mực thương phẩm bán tự nhiên hiệu quả kinh tế cao. Hậu Giang đẩy nhanh 2 dự án xử lý sạt lở bờ sông. Hoa hoàng hậu đua nở trên tuyến đường Sa Đéc. Canada nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam.

Tọa đàm triển khai Chiến lược phát triển ngành Trồng trọt

Nhà báo Trịnh Bá Ninh trao đổi triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Trồng trọt cùng TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT; TS Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt và ông Vương Đắc Hùng - PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Công trình thủy lợi 3.300 tỷ đồng ứng phó hiệu quả xâm nhập mặn

KIÊN GIANG Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé với kinh phí 3.300 tỷ đồng đang phát huy hiệu quả điều tiết mặn, ngọt trong những tháng cao điểm mùa khô 2024.