| Hotline: 0983.970.780

Sửa Nghị định 55 buộc chặt trách nhiệm các bên:

Nông dân làm ăn lớn

Thứ Sáu 04/05/2018 , 14:05 (GMT+7)

Còn nhiều thủ tục rườm rà trong thực thi chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và băn khoăn khi cho vay không tài sản thế chấp. 

Vì thế xem xét để sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn lúc này là rất cần thiết.

Sau 15 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Đàm Văn Long ở ấp 7, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Bến Tre) quyết định bỏ nghề để về trồng cây ăn trái. Một quyết định táo bạo khi mà công việc của một viên chức khá ổn định.

Ông Đàm Văn Long ở ấp 7, xã An Khánh nói, khi 2.000 gốc bưởi cho thu hoạch thì "hái" tiền tỷ

Được vợ động viên, ông Long vay vốn của Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) chi nhánh huyện Châu Thành phát triển kinh tế. Thời gian đầu ông trồng dừa và khi có thu hoạch, ông mở rộng quy mô, thuê thêm đất trồng ca cao.

Kinh tế gia đình ngày càng khá giả, việc trồng cây ăn trái của ông Long được cả huyện biết đến như một điển hình mẫu. Từ đó, xã mời ông tham gia cấp ủy, mặt trận, hội nông dân để phổ biến kiến thức cho nhiều người dân. Vậy là vừa miệt mài làm vườn, ông Long còn đảm đương cương vị Bí thư Chi bộ ấp rồi kinh qua Chủ tịch Hội nông dân xã và 2 nhiệm kỳ làm chủ tịch MTTQ xã.

Ông Long nói, đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để cho gia đình mình giàu và truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều người dân khác cùng làm ăn. Qua mấy chục năm trồng dừa và ca cao, đến nay ông chuyển sang trồng bưởi. Hầu hết diện tích dừa và ca cao (4ha) dần được thay thế bằng bưởi da xanh.

Trong số 2.000 gốc bưởi đã có 400 cây cho thu hoạch, mỗi tháng cũng kiếm được 200 triệu và đạt 2 tỷ đồng/năm. Ông khẳng định, khi 2.000 gốc bưởi này cho trái thì hái tiền dễ hơn hái bưởi. Để có được câu nói đó, chứng kiến quá trình lăn lộn của ông với mảnh vườn 4ha mới thấy đã có biết bao mồ hôi đã đổ xuống.

Điều khiến ông Long vui nhất chính là đầu ra quả bưởi rất ổn định. Vì thế, 3 công nhân chính và hơn chục lao động thời vụ luôn gắn bó với mảnh vườn. Ông chia sẻ, hiện có bao nhiêu bưởi bán hết veo, chủ yếu bán trong Nam và xuất khẩu đi châu Âu.

Hỏi ông kinh nghiệm nào để trồng cây ăn trái thành công, ông bảo, ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên, cái quan trọng là chịu khó tìm tòi học hỏi. Theo đó, ông miệt mài đọc sách, báo, xem tivi; tham gia tập huấn đầy đủ các lớp khuyến nông do tỉnh và huyện tổ chức.

Đặc biệt, việc sử dụng phân bón của các Cty có uy tín nên họ đã cử cán bộ kỹ thuật có trình độ cao bám sát với nhà vườn, hỗ trợ tích cực cho gia đình trong việc phát triển vườn cây. “Sự đòi hỏi khắt khe của thị trường và từ những cán bộ khoa học của Cty phân bón đã giúp chúng tôi áp dụng khá triệt để các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhất trong sản xuất”, ông Long chia sẻ.

Cũng như ông Long, gia đình ông Đỗ Văn Thum ở tổ 4, ấp Thành Lập, xã Thành Trung, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cũng lựa chọn Agribank làm đối tác. Có hơn 2ha đất sản xuất, hàng năm ông Thum trồng khoai lang tím Nhật Bản và một vụ lúa. Nếu như trồng bưởi ở Bến Tre không lo đầu ra thì việc trồng khoai lang ở Bình Tân người nông dân luôn thắc thỏm trước việc thương lái Trung Quốc gây khó dễ.

Phân loại khoai lang sau thu hoạch tại nhà ông Đỗ Văn Thum

Để sản xuất hiệu quả, ông Thum phải mướn thêm hàng chục lao động trong ấp cùng làm. Ông kể, trước đây mỗi lần đi vay vốn ngân hàng, bà con phải thuê đò xuống huyện, để hoàn tất thủ tục phải đi lại mấy lần. Nay cán bộ Agribank đến tận xã khảo sát nhu cầu vay và giúp hoàn thiện thủ tục cho vay.

Phó Chủ tịch UBND xã Thành Trung Bùi Thanh Việt cho biết, từ vốn vay ngân hàng, hàng nghìn nông dân xã Thành Trung và một số xã lân cận đã cùng nhau chuyển đổi cây trồng, hình thành vùng chuyên canh khoai lang xuất khẩu.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm