Nông dân Long An thủy chung với cây thanh long trước mọi biến động

Với diện tích đứng thứ 2 cả nước, Long An là một trong thủ phủ loại cây này của vùng đất chín rồng. Qua nhiều biến động được mùa mất giá, nhưng người nông dân Long An vẫn chọn cây thanh long để mà thủy chung.

Nông nghiệp Radio  | 

Nông dân Long An thủy chung với cây thanh long trước mọi biến động

Tự động

 Tin tức về thanh long

Thưa quý vị và bà con, những năm gần đây thanh long được xem là cây hái ra tiền của người dân ĐBSCL, với  diện tích đứng thứ 2 cả nước, Long An là một trong thủ phủ loại cây này của vùng đất “9 rồng". Do tác động dịch Covid-19, trái thanh long Việt Nam nói chung, Long An nói riêng trải qua nhiều biến động, có thời điểm “thừa hàng dội chợ”, đã xuất hiện một chuyển đổi cây trồng, nhưng nhiều hộ nhờ sớm thay đổi phương thức canh tác, bên cạnh thị trường Trung Quốc, những trái thanh long mới có thêm bến đỗ mới là thị trường Châu Âu, Châu Úc, Hàn , Nhật…

 Từ vùng chuyên canh lúa, hơn 10 năm trước nhiều người dân tại huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi sang canh tác thanh long. Chính điều đó, đã làm thay đổi ngoạn mục đời sống xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, không ít hộ đã có thể xây biệt thự, tậu xe sang, những việc ấy tưởng chừng chỉ có trong tiềm thức nay đã thành hiện thực.

Đến huyện Châu Thành những ngày này, chúng tôi choáng ngộp bởi những vườn thanh long ứng dụng CNC bạt ngàn được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đang đâm chồi nảy lộc sau thời gian tái thiết, những chiếc xe máy cho đến xe ba gác, xe tải ngược xuôi trở đầy những quả thanh long căn tròn mọng nước ngược xuôi trên các tuyến đường bê tông nông thôn rộng thênh thang.

Ngồi trong ngôi nhà mới khang trang với nhiều tiện nghi vừa được sắm mới, mái tóc pha sương, ông Nguyễn Văn Hôi - nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh ở xã An Lục Long, huyện Châu Thành hồ hởi kể về cuộc đời nông dân của mình.

Ngấp ngụm trà nóng, lục lại hồi ký, quay ngược thời gian trở lại hơn 10 năm trước, ông hôi nói, cũng trên 5 công đất của mình, với lúa và hoa màu, ông phải nai lưng lao động quần quật quanh năm nhưng cũng chỉ đủ ăn. Từ khi chuyển đổi sang cây thanh long, thay vì canh tác theo phương thức, ông mạnh dạn ứng dụng KH-KT, CNC vào sản xuất thanh long theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP được doanh nghiệp địa phương đến tận nhà thu mua, bao tiêu sản phẩm. Cuộc sống gia đình ông cũng như nhiều người dân ở đây đã sang trang mới.

Phân tích về lời lỗ sau vụ thanh long vừa qua, ông Hôi nhẫm tính, chỉ với chi phí bằng một nữa so với làm theo kiểu truyền thống, tức 12 triệu đồng/ha/vụ bao gồm các khoảng tiền điện, làm cỏ, phân hữu cơ… chỉ với hơn 5 công đất nhưng sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông vẫn lãi hơn 150 triệu đồng gấp hàng chục lần so với lúa.

Ông Nguyễn Văn Hôi

Tương tự, chỉ với 3 công đất trồng thanh long ruột, nhờ canh tác theo chuẩn GlobalGAP, toàn bộ sản phẩm thanh long của gia đình anh Đoàn Văn Lực ở gần đó được một công ty ở Cần Thơ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá trên 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã đem lại lợi nhuận gia đình anh gần 100 triệu đồng.

Từ thành quả có được, ông Hồi, anh Lực còn sẵn lòng chia sẻ cho nhiều nông dân khác những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về trồng thanh long với mong muốn cùng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Ông Đoàn Văn Lực

Ngoài sự chủ động bà con ônng dân, tại Châu Thành, ai cũng biết đến HTX thanh long Tầm Vu, một trong những HTX được ra đời khá sớm và làm ăn hiệu quả.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Trương Quang An  Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu cho biết, được thành lập năm 2008, HTX ban đầu chỉ có 13 thành viên với diện tích 13ha, vốn điều lệ 250 triệu đồng. Đến nay có hơn 40 thành viên với diện tích hơn 50ha và hàng trăm hộ liên kết. Phần lớn diện tích trồng thanh long của HTX đều theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Khi thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc gặp trục trặc do liên quan tới dịch Covid-19, khiến người trồng thanh long điêu đứng, thì thành viên HTX Thanh long Tầm Vu vẫn làm ăn có lãi.

Ông Trương Quang An  Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu

Theo UBND huyện Châu Thành, toàn huyện hiện có hơn 8.900ha trồng thanh long. Trước tình hình, giá cả thanh long bấp bênh, xuống thấp, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, so với cuối năm 2021 diện tích thanh long ở huyện đã giảm gần 200ha.  Hầu hết số diện tích thanh long giảm chủ yếu là vườn trồng thanh long này đã già cỗi, phần rất nhỏ chuyển sang cây trồng khác. Đây là một vấn đề đang đặt ra để địa phương, ngành chức năng quan tâm, giải quyết nhằm bảo đảm sản xuất ổn định, bền vững cho người nông dân.

Chủ tịch hội nông dân xã An Lục Long Nguyễn Văn Hải cho biết, An Lục Long là xã nông nghiệp, trước đây 10 năm bà con chủ yếu trồng lúa, 10 năm trở lại đây bà con trồng chuyên canh thanh long. Bước đầu cây thanh long đem lại hiệu quả kinh tế rất cao gấp 4 lần so với lúa. 2 năm gần đây do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá thanh long xuống rất thấp khiến nhiều nhà vườn lo lắng. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền vận động bà con chăm sóc tốt theo hướng VietGAP, GlobalGAP.

Theo đó, thời gian qua, địa phương đã vận động thành lập được trên 45 THT, HTX canh tác 645/1300 ha thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước như Nhật, Hàn, Australia, New Zealand… 

Ông Nguyễn Văn Hải Chủ tịch hội nông dân xã An Lục Long.

MC1- Thưa quí vị và bà con, do tác động dịch Covid-19, trái thanh long đã trải qua nhiều biến động, nhưng không thể phủ nhận chúng đã giúp nhiều nông dân đổi đời. Để cây thanh long tiếp tục là loại cây hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi người nông dân cần phải thay đổi tư duy, phương thức canh tác, các doanh nghiệp, HTX đồng hành người nông dân, nhà nước ban hành các cơ chế chính sách phù hợp trợ lực và khuyến khích bà con giữ vững diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục khẳng định vị thế thanh long trên đất “9 rồng”.

MC1- Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình “NQ120” của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!

120.10.docx

17.32k

Tự động

Nông dân Long An thủy chung với cây thanh long trước mọi biến động

Với diện tích đứng thứ 2 cả nước, Long An là một trong thủ phủ loại cây này của vùng đất chín rồng. Qua nhiều biến động được mùa mất giá, nhưng người nông dân Long An vẫn chọn cây thanh long để mà thủy chung.

Nông nghiệp Radio

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 25/4/2024: Tôm nuôi ở Nghệ An chết hàng loạt
Thời sự

Tôm nuôi ở Nghệ An chết hàng loạt; Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp; Đánh giá nguồn lợi, môi trường sống của thủy sản nội đồng.

Bản tin Thủy sản ngày 25/4/2024: Tôm nuôi ở Nghệ An chết hàng loạt
Đến giữa tháng 4, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,65 tỷ USD
Thời sự

Đến giữa tháng 4, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,65 tỷ USD; Tăng cường trục vớt lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông; Nhiều diện tích ngô bị khô héo do nấm.

Đến giữa tháng 4, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,65 tỷ USD