| Hotline: 0983.970.780

Nông dân miền Tây trồng chanh không lo đầu ra nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc

Thứ Ba 29/10/2019 , 15:28 (GMT+7)

Những năm gần đây nông dân trồng chanh ở ĐBSCL rất phấn khởi vì bán giá cao. Đặc biệt chanh trồng VietGAP được xuất khẩu có mẫu mã đẹp, đồng đều, không tồn dư thuốc BVTV.

Theo nhiều hộ dân trồng chanh không hạt ở ĐBSCL, giống chanh này dễ trồng và cho trái quanh năm. Vườn chanh chăm sóc tốt có thể cho năng suất trái hơn 4 tấn/công.
Do chanh không hạt dễ trồng và bán được giá khá cao trong nước và cả xuất khẩu nên nông dân tại nhiều địa phương ở các tỉnh ĐBSCL đang phát triển trồng loại cây này.
Tuy nhiên cũng có rủi ro về đầu ra trong tương lai nếu nông dân sản xuất tự phát, thiếu hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu của các doanh nghiệp và nhà tiêu thụ.
Chính vì vậy, loại trái cây này được ngành chức rất năng quan tâm, giúp nông dân nắm bắt cơ hội để  nâng cao thu nhập.
Thời gian qua, nhiều hộ dân trồng chanh có thể đạt lợi nhuận 30-40 triệu đồng/công 
Chanh loại một loại trái cây được xuất khẩu sang nhiều thị trường như Hàn Quốc, Trung Đông và Trung Quốc với giá trung bình 15.000-25.000 đồng/kg (tùy vào thời điểm).
Ông Nguyễn Văn Chiến – Giám đốc HTX nông nghiệp Thạnh Phước (xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành – Hậu Giang) cho biết: Hiện HTX có 84 xã viên, diện tích canh tác chanh không hạt trên 100ha.
HTX đã áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào quy trình sản xuất. Với sự giúp đỡ của Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, HTX tập trung bảo đảm 4 tiêu chí: kỹ thuật sản xuất, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, môi trường làm việc và truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ.
Đến nay, HTX đã có 17,2 ha chanh không hạt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn để xuất khẩu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận thương hiệu Chanh không hạt Hậu Giang.
Hiện nay, HTX Thạnh Phước có 12 xã viên với diện tích canh tác 13ha chanh không hạt được Cty The Fruit – Republic (Hà Lan) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và ký hợp đồng bao tiêu để xuất khẩu sang Singapore và Trung Quốc.
Mới đây, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) nhận được tin vui là được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu chanh Cao Lãnh đảm bảo điều kiện chất lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Phòng NN-PTNT huyện Cao Lãnh cho biết, toàn huyện có khoảng 1.000ha chanh, trồng tập trung tại xã Bình Thạnh, Mỹ Hiệp và một số xã ven quốc lộ 30.
Mỗi năm cung ứng cho thị trường khoảng 26.000 tấn chanh. HTX chanh Cao Lãnh có 27,3 ha/41 hộ trồng chanh được chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. HTX này đã liên kết với Công ty In Jae (Hàn Quốc) để cung ứng chanh xuất khẩu, với số lượng 80 tấn chanh/tháng.
Việc xây dựng nhãn hiệu chanh Cao Lãnh nhằm bảo vệ giá trị đặc sản của địa phương gắn với tính pháp lý trong quan hệ thương mại. Đồng thời đây cũng là sự cam kết của người sản xuất đối với người tiêu dùng về uy tín, chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm, phục vụ xuất khẩu, tăng thu nhập của người dân.
Những năm gần đây, chanh được xem là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nhờ lợi nhuận từ cây chanh mà đời sống của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện được cải thiện rất tốt. Số diện tích chanh hiện nay chắc chắn sẽ chưa dừng lại.
Chanh xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, có mẫu mã và chất lượng đồng đều, trọng lượng bình quân 16-20 trái/kg, không tồn dư thuốc BVTV. Sau khi thu hoạch, chanh được kiểm tra dư lượng thuốc BVTV, đóng gói và hút chân không để mang đi xuất khẩu.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.