| Hotline: 0983.970.780

Nông dân mua cổ phiếu

Thứ Ba 29/10/2013 , 10:07 (GMT+7)

Vừa qua tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) lần đầu tiên triển khai chương trình bán 2,48 triệu cổ phiếu giá ưu đãi cho hơn 6.000 nông dân đang tham gia chương trình “Cùng nông dân ra đồng” với AGPPS.

+ Triết lý kinh doanh hợp lý và đạo lý

Vừa qua tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) lần đầu tiên triển khai chương trình bán 2,48 triệu cổ phiếu giá ưu đãi cho hơn 6.000 nông dân (ND) đang tham gia chương trình “Cùng nông dân ra đồng” với AGPPS từ năm 2006 đến nay. Một sự kiện mới và lạ lẫm đối với ND làm lúa quanh năm.

Muốn gắn bó lâu bền

Buổi chiều ngày 25/10, chưa tới giờ công bố chương trình, phía ngoài hành lang hội trường, một nhóm ND 4 người - anh Tâm ở xã Vĩnh Bình, anh Nam ở xã Vĩnh Ngươn (Châu Thành - An Giang) bắt chuyện với anh Tùng, anh Bón ở huyện Thoại Sơn.

“Mua cổ phiếu như thế nào? Lời lãi, rủi ro ra sao? mỗi ND mua được bao nhiêu? Chưa tới vụ lúa thiếu tiền Cty có bán trừ nợ lúa cuối vụ được không?”. Vô số câu hỏi thắc mắc, người này hỏi, người kia bàn tán xôm tụ.

Anh Tâm chăm chú nghe chuyện rồi phán: “Thú thiệt nếu hỏi tui chuyện tính toán làm lúa chi phí, lời lỗ ra sao, nhẩm sơ sơ biết liền. Còn cổ phiếu cổ phần chia lãi ra sao tui mới nghe qua còn tù mù lắm”. Anh Nam góp chuyện: “Nghe nói mua cổ phiếu tùy theo số nhiều hay ít nhưng sau mỗi năm Cty chia lời, mức lãi cao hơn nhiều so với tiền lãi gởi ngân hàng”.

Trong khi đó anh Bón, anh Tùng nghĩ đơn giản với lý lẽ là từ mấy năm rồi làm lúa trong vùng nguyên liệu cho nhà máy thấy ngày càng ổn định, SX theo qui trình bài bản, nhẹ lo chi phí và tới cuối vụ bán có giá hơn ruộng bên ngoài. Đó là cơ sở tin cậy. ND nào muốn làm ăn gắn bó lâu bền với DN thì mua cổ phiếu, cứ tính và làm theo số đông.

Vào cuộc họp báo, những câu hỏi của ND được giải đáp tường tận. Đặc biệt với sự tham dự của ông Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - Lê Vĩnh Tân, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - Võ Văn Dũng và lãnh đạo UBND tỉnh An Giang… bày tỏ sự quan tâm ủng hộ xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ngay từ những năm đầu khởi xướng phong trào. Trong đó có các nhà máy của AGPPS hình thành vùng nguyên liệu liên kết với ND.


AGPPS SX lúa trên CĐML

Hơn 80 ND tiêu biểu nhiệt tình đến tham dự là đại diện cho trên 6.000 ND bền bỉ tham gia chương trình “Cùng ND ra đồng” với AGPPS trong suốt 6 năm qua sẽ được mua cổ phiếu trong đợt phát hành lần này. Mức giá ưu đãi 30.000 đồng/cổ phiếu tương đương với ½ giá thị trường cổ phiếu của AGPPS hiện nay. Quá trình triển khai ND sẽ đăng ký mua cổ phiếu bằng tiền.

Liên kết để nâng cao năng lực

Theo AGPPS, vào tháng 4/2013 đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua quyết định tăng vốn và bán cổ phiếu cho ND với mức phát hành lần này là 5% trên tổng số cổ phần của Cty. Trong đó 80% cổ phiếu bán cho ND với giá ưu đãi, phần còn lại bán cho lực lượng “3 cùng” (đội ngũ kỹ thuật viên của AGPPS - cùng ăn, cùng ở, cùng làm với ND).

Căn cứ theo các tiêu chí tham gia chương trình “Cùng ND ra đồng” mỗi hộ ND sẽ được mua theo 3 mức: 300-400-500 cổ phiếu tương đương các mức giá 9, 12, 15 triệu đồng. Dự kiến triển khai từ tháng 11/2013 đến giữa tháng 1/2014 sẽ hoàn tất việc bán cổ phiếu cho tổng số 6.157 ND.

Đây là chủ trương của AGPPS thể hiện triết lý kinh doanh “Phân phối và phân phối lại lợi nhuận một cách hợp lý và đạo lý” nhằm chia sẻ, dành phần cho bà con ND đã gắn bó và góp phần tích cực với Cty trong quá trình phát triển.

Những Hai Lúa miền Tây mua cổ phiếu, trở thành cổ đông, một khái niệm mới với họ. ND quyết định mua cổ phiếu là chấp nhận đồng hội, đồng thuyền, lời ăn lỗ chịu. Từ nay ND sẽ biết thêm cách tiếp cận quản lý đồng vốn, đầu tư tài chính sinh lợi.

Trong mối quan hệ cần có nhau giữa ND-DN, một cán bộ AGPPS nói: Có người hỏi tại sao AGPPS phát hành cổ phiếu cho ND? Chúng tôi có thể nói bắt đầu từ các hoạt động hướng về ND của AGPPS thực hiện xuyên suốt từ nhiều năm qua. Trong đó dấu ấn từ chương trình “Cùng ND ra đồng”, 1.017 kỹ sư “3 cùng” có mặt trực tiếp tại 12.000 điểm, mô hình trên đồng ruộng.

Từ năm 2010 AGPPS chuyển tiếp sang giai đoạn thực hiện liên kết SX theo qui trình bền vững trên CĐML. Qua đó cho thấy năng lực quản lý, điều hành SX của ND đã được nâng lên đáng kể. AGPPS quan niệm rằng ND cổ đông tuy nhỏ nhưng là cổ đông chiến lược. Bởi vì cho đến khi nào ND còn SX lúa thông qua SX theo chuỗi giá trị thì DN và ND vẫn luôn cùng đồng hành gắn bó với nhau.

Hiện nay, để tiêu thụ lúa cho nông dân, AGPPS đã xây dựng 5 nhà máy chế biến gạo tại Vĩnh Bình, Thoại Sơn (An Giang), Vĩnh Hưng (Long An), Tân Hồng (Đồng Tháp), Hồng Dân (Bạc Liêu), thông qua thực hiện liên kết SX xây dựng vùng nguyên liệu trên CĐML.

Theo lộ trình dự kiến đến năm 2018, Cty sẽ hoàn thành 12 nhà máy, mỗi nhà máy công suất 200.000 tấn/năm, với tổng diện tích vùng nguyên liệu 360.000 ha. Trên nền tảng vùng nguyên liệu rộng lớn đó và việc ND mua cổ phiếu hùn vốn cùng Cty.

Anh hùng Lao động Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AGPPS nói: “Không có một chia sẻ nào ý nghĩa và có giá trị hơn việc chia sẻ quyền làm chủ. Bà con nông dân sẽ cùng Cty kinh doanh và được chia lợi nhuận, đồng thời trở thành những người chủ sở hữu thực sự của Cty. Hiện nay trên các vùng nguyên liệu AGPPS có trên 10.000 nông dân, sau khi thành công trong đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên này, dự kiến trong năm tới các nhà máy hoạt động ổn định, AGPPS sẽ tiếp tục bán cổ phiếu lần lượt 1-2 nhà máy tiếp theo”.

Năm 1993, AGPPS thành lập với số vốn 750 triệu đồng và qui mô 23 người. Năm 2004, AGPPS cổ phần hóa. Đến nay AGPPS có vốn điều lệ 621 tỷ đồng, với 3.000 CBCNV, là một trong những DN dẫn đầu trong hoạt động SX, cung ứng giống cây trồng, thuốc BVTV, SX và chế biến gạo XK, bao bì giấy, du lịch. Trong nhiều năm qua cổ tức của AGPPS là 30%/năm.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm