| Hotline: 0983.970.780

Nông dân mua nước… cứu lúa

Thứ Năm 25/02/2010 , 10:01 (GMT+7)

Gần chục năm nay, người nông dân của xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh (Hà Nội) kêu trời vì ruộng đồng không được bơm nước, nguy cơ tái đói nghèo rình rập khi có ruộng mà không cày cấy được...

Chị Nguyễn Thị Tính bên cánh đồng bỏ hoang vì không có nước cày cấy

Gần chục năm nay, người nông dân của xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh (Hà Nội) kêu trời vì ruộng đồng không được bơm nước, nguy cơ tái đói nghèo rình rập khi có ruộng mà không cày cấy được. Hàng chục hecta ruộng có nguy cơ phải bỏ hoang.

 “Trộm nước” để…cứu lúa

Nếu như những năm trước, vào thời điểm này người dân thôn Thọ Lão đã đổ xong ải và làm ruộng để cày cấy thì vụ này các khu cánh đồng của thôn vẫn trắng xoá, đất đai khô khốc do không có nước làm ruộng. Giọng bức xúc, chị Nguyễn Thị Tính nói: “Dân chúng tôi khổ quá, giờ không biết kêu ai để giúp đây. Mấy năm nay chúng tôi không có nước đồng để mà cấy cày, trồng trọt gì cả. Như năm trước thôi, đến khi cấy lúa được 1, 2 tháng mới đưa nước về cho dân. Trước đó chúng tôi đều phải…mua nước từ các ao hồ để mà “cứu lúa”, nhiều người lại đi bơm nước trộm cánh đồng bên. Có cảnh ở đâu dân khổ khi phải “trộm nước” để cứu lúa như chúng tôi không anh?”.

Cánh đồng khu Bể Cả của thôn Thọ Lão rộng hàng chục mẫu cũng đang rơi vào cảnh hoang hoá do thiếu nước. Lúi húi nhặt vài ngọn rau dại trên thửa ruộng nứt nẻ, khô khốc, bà Trần Thị Đông phân trần: “Các nơi khác họ cấy gần xong rồi mà dân chúng tôi chưa có nước cày bừa. Khổ quá! Cán bộ thôn bảo là sắp có nước, dân đợi mà nhiều ngày rồi mà có giọt nước nào đâu. Mấy năm nay cánh khu này phải bỏ cả cấy. Chú bảo cấy lúa mà không có nước thì lúa nào sống được. Năm ngoái nhiều nhà mất trắng”.

Tại cánh đồng khu Đồng Khoang chuyện thiếu nước rồi bỏ cả cấy lúa cũng xảy ra. “Không hiểu cán bộ ở đây làm việc thế nào mà lại không bơm nước đầy đủ cho dân. Cấy ra không có nước dân kêu cán bộ, kêu mãi mỏi mồm rồi đâu lại vào đấy”, bà Nguyễn Thị Ty, 70 tuổi thôn Thanh Điềm nói.

 Không có nước là do...trời!

 Xã Tiến Thịnh có 7 thôn, diện tích đất nông nghiệp cỡ 300ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 200ha. Thực tế những năm gần đây, diện tích đất trồng lúa không đạt con số này do không có nước cày cấy. Ông Nguyễn Văn Dương, PCT UBND xã Tiến Thịnh thừa nhận: “Mấy năm nay ở địa phương cũng có chuyện khan hiếm nước. Đây là tình hình hạn hán chung của các tỉnh phía Bắc?”.

Theo tìm hiểu, ở mỗi thôn của xã đều có 1 HTX để làm các dịch vụ như mương máng, thuỷ lợi nội đồng, công tác quản lý nhưng đều hoạt động cầm chừng và chưa hiệu quả. Chính sự làm việc tắc trách, thiếu trách nhiệm như vậy nên mới xảy ra chuyện gần chục năm nay nông dân…khát nước cày cấy. Ông Trần Lập, thôn Thọ Lão bức xúc: “Chúng tôi đóng sản phẩm cho HTX có thiếu cân thóc nào đâu mà sao họ lại để dân chúng khốn khổ thế nào”.

Năm 2008, huyện Mê Linh đã đầu tư hàng tỷ đồng kiên cố hoá kênh mương thôn Thọ Lão phục vụ công tác tưới tiêu. Thế mà đến thời điểm này khi nông dân đang ngóng dài cổ chờ nước thì hệ thống mương máng vẫn không hề có giọt nước nào. Lý giải cho điều này, ông Nguyễn Văn Dương cho biết: “Trạm bơm cháy máy hôm kia, khoảng vài ngày nữa sửa chữa là được. Nông dân lại có nước!?”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm