| Hotline: 0983.970.780

Nông dân ngồi nhà theo dõi đồng ruộng bằng công nghệ thông minh

Thứ Sáu 27/05/2022 , 10:49 (GMT+7)

Kiên Giang Nông dân ngồi nhà vẫn theo dõi được đồng ruộng thông qua công nghệ thông minh để ra những quyết định chính xác, giúp giảm chi phí sản xuất, đạt hiệu quả cao.

Công nghệ giúp giảm công lao động

Mở App trên thiết bị công nghệ thông minh, ông Đỗ Duy Nguyện, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7A (xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) biết được chính xác mật số côn trùng gây hại trên ruộng lúa. Từ đó, sẽ ra quyết định khi nào cần phun thuốc phòng trừ nếu mật số tăng lên đạt ngưỡng theo khuyến cáo. Tương tự, việc mở, tắt máy bơm tưới cũng được điều khiển từ xa thông qua công nghệ thông minh. Nhờ đó mà toàn bộ diện tích đất sản xuất lúa của các thành viên hợp tác xã luôn được bảo vệ tốt, chi phí sản xuất giảm, tăng hiệu quả kinh tế.

Hệ thống giám sát sâu rầy thông minh được hỗ trợ cho Hợp tác xã Kênh 7A đưa vào sản xuất đã giúp nhà nông theo dõi, quan sát đồng ruộng từ xa khá hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống giám sát sâu rầy thông minh được hỗ trợ cho Hợp tác xã Kênh 7A đưa vào sản xuất đã giúp nhà nông theo dõi, quan sát đồng ruộng từ xa khá hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyện cho biết, Hợp tác xã Kênh 7A được thành lập từ năm 1997, đến năm 2015 thì đại hội chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Hiện hợp tác xã có 336 thành viên, với diện tích sản xuất 640 ha, được đầu tư đê bao khép kín, phục vụ sản xuất 2-3 vu lúa/năm an toàn.

“Cơ hội giúp cho xã viên Hợp tác xã Kênh 7A thay đổi tập quán là từ khi tham gia Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam – VnSAT. Ngoài tập huấn cho nông dân để nâng cao trình độ sản xuất, lãnh đạo hợp tác xã được đào tạo nâng cao trình độ quản trị. Dự án VnSAT còn đầu tư hơn 7 tỉ đồng xây dựng bờ bao giáp 2 xã Thạnh Đông và Thạnh Trị. Làm mới và nâng cấp 14 cống máng bơm tưới, làm mương nổi sau nhà để dẫn nước trực tiếp vào ruộng từng hộ. Nhờ đó, sản xuất lúa thuận lợi hơn rất nhiều, tăng hiệu quả kinh tế”, Giám đốc Đỗ Duy Nguyện phấn khởi cho biết.

Năm 2021, Hợp tác xã Kênh 7A được tiếp nhận trạm dự báo sâu bệnh công nghệ thông minh và một cảm biến bơm tát thông minh, do ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ đầu tư thực hiện cánh đồng lớn. Từ đó, giúp cho hợp tác xã ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, phát triển đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên. Hợp tác xã hiện đang thực hiện các dịch vụ bơm tưới bằng mô tơ điện, dịch vụ hỗ trợ vốn sản xuất và dịch vụ cung ứng giống lúa cho các thành viên, với doanh số hàng năm lên đến hàng tỉ đồng.  

Hệ thống giám sát sâu rầy thông minh sẽ truyền dữ liệu quan sát được về App trên điện thoại, giúp nông dân biết chính xác khi nào cần phun thuốc phòng trừ, tăng hiệu quả bảo vệ đồng ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống giám sát sâu rầy thông minh sẽ truyền dữ liệu quan sát được về App trên điện thoại, giúp nông dân biết chính xác khi nào cần phun thuốc phòng trừ, tăng hiệu quả bảo vệ đồng ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

Theo chân vị Giám đốc Hợp tác xã Kênh 7A ra thăm cánh đồng, chúng tôi mãn nhãn với 132 ha sản xuất lúa theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP (đạt từ năm 2019) và sản xuất 235 ha cánh đồng lớn theo quy trình canh tác lúa thông minh (SRP), lúa đang thì con gái xanh mơn mởn. Thế nhưng, đã được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa hàng hóa với giá cao hơn giá thị trường.

Ông Nguyện bảo: “Nhờ điều hành tốt lịch thời vụ và dịch vụ bơm tát theo quy trình, áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện gói kỹ thuật “1 phải 5 giảm”, từ đó giúp thành viên hợp tác xã giảm chi phí, tăng lợi nhuận, phát triển kinh tế toàn diện. Các xã viên mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, thay đổi giống mới, ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng năng suất và chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế”.

Thay đổi căn cơ ở một huyện chuyên canh lúa

Tân Hiệp là huyện trọng điểm sản xuất lúa gạo của tỉnh Kiên Giang, với diện tích canh tác lúa 36.800 ha. Trước đây, nông dân sản xuất thiếu liên kết, tập quán còn sử dụng phân vô cơ, thuốc hóa học nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nông dân và gây ô nhiễm môi trường. Nhờ được chọn tham gia Dự án VnSAT, đã giúp nhà nông Tân Hiệp thay đổi quy trình sản xuất theo hướng giảm chi phí, an toàn và bền vững.

Hợp tác xã Kênh 7A được Dự án VnSAT đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống mương nổi dẫn nước trực tiếp vào ruộng từng hộ, giúp nông dân sản xuất lúa thuận lợi hơn, tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Trung Chánh.

Hợp tác xã Kênh 7A được Dự án VnSAT đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống mương nổi dẫn nước trực tiếp vào ruộng từng hộ, giúp nông dân sản xuất lúa thuận lợi hơn, tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Bùi Quốc Duy, Trưởng phòng NN-PTNT Tân Hiệp cho biết, huyện được Ban quản lý Dự án VnSAT tỉnh Kiên Giang chọn 5 xã Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Thạnh Đông A, Tân Hội và Thạnh Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 21.663 ha, trong đó diện tích tham gia thực hiện dự án là 12.199 ha. Có 30 Tổ chức nông dân/Hợp tác xã và 13 Tổ hợp tác, với 7.342 hộ nông dân tham gia và hưởng lợi từ dự án. Từ khi triển khai (giai đoạn 2016-2020) các hoạt động tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình đã được thực hiện rất nhiều ở huyện Tân Hiệp, để đẩy nhanh tiến độ và mở rộng diện tích áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa tiến tiến “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”.

Cơ sở hạ tầng cũng được Dự án VnSAT hỗ trợ đầu tư cho các hợp tác xã tham gia dự án khá hoàn thiện, từ kênh mương nội đồng, cống máng bơm tưới đến đường giao thông thôn, nhà kho, lò sấy, trang thiết bị sản xuất… Nhờ đó, giúp nông dân triển khai sản xuất thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh được những rủi ro khi gặp thời tiết bất lợi.

Hầu hết nông dân tham gia Dự án VnSAT, đã mạnh dạn giảm lượng lúa giống gieo sạ, giảm lượng phân bón (chủ yếu là giảm phân đạm), giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giúp giảm ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Thực hiện tốt mối liên kết “4 nhà” và hình thành được những vùng sản xuất lúa tập trung, sản lượng lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo theo các tiêu chí VietGAP. Lợi ích to lớn mà Dự án VnSAT mang lại cho nhà nông đó là tăng giá trị nông sản, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất