| Hotline: 0983.970.780

Nông dân quá đã

Thứ Sáu 01/06/2012 , 10:02 (GMT+7)

Quả thật chương trình này đã đến và đi được với nhà nông vì nó luôn theo rất sát thời vụ.

“Đồng hành và chia sẻ” là chương trình Khoa giáo bàn về dinh dưỡng cây trồng, do VTV Cần Thơ phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền tổ chức, tháng 5 này là tròn 3 năm, với 80 kỳ phát sóng trực tiếp.

PGS.TS Mai Thành Phụng- Trưởng bộ phận thường trú phía Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết: “Tôi có nhiều dịp gặp gỡ bà con nông dân, ai cũng nói đây là một chương trình hay, bổ ích, mang đến cho nhà nông nhiều giải pháp hữu hiệu về sử dụng phân bón. Phân bón chiếm đến gần 50% tổng đầu tư cho SX lúa nên việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật bón phân cho nông dân trên một phương tiện truyền thông phổ biến, phủ sóng tới mọi ngõ ngách của đồng bằng là rất tốt, rất đáng hoan nghênh”.

PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường Đại học Cần Thơ kể lại một kỷ niệm: Có lần tôi nhận được câu hỏi - Xin nhà khoa học cho biết tôi phải bón bao nhiêu phân cho lúa? Thật khó. Tôi hỏi lại, theo bác tôi phải ăn bao nhiêu chén cơm? Chắc bác cũng khó trả lời, vậy muốn biết bón bao nhiêu phân thì phải nhìn mặt, coi rễ cây lúa để biết nó đang no đói ra sao để cho ăn cho đủ, không thiếu cũng không quá thừa. - Cái này dễ ợt, ai ngờ bác nông dân phản pháo, chỉ cần coi hướng dẫn trên bao phân bón Đầu Trâu chuyên dùng, có thể gia giảm thêm chút ít tùy từng chân ruộng đất tốt hay xấu, là xong…

Quả thật chương trình này đã đến và đi được với nhà nông vì nó luôn theo rất sát thời vụ. Nhà nông coi TV sẽ biết ngày mai, tuần tới phải bón phân cho lúa như thế nào. Nếu bí thì hỏi trực tiếp, các nhà khoa học sẽ hướng dẫn cụ thể.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, ở xã Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nói: “Tui học được rất nhiều điều từ chương trình. Xem đài tui biết lúc nào cần bón đạm, lúc nào cần bón thêm lân cho lúa. Nhìn màu lá hay coi rễ lúa biết nó đang thiếu chất gì. Vì vậy ít khi tui bỏ sót chương trình”.

Tròn 3 năm, với 80 lần phát sóng, chương trình đã nhận được 3.825 câu hỏi của bà con nông dân, đã trả lời trực tiếp trên truyền hình được 1.575 câu, còn lại thì các nhà khoa học trả lời bà con qua thư, điện thoại. GS.TS Mai Văn Quyền, chuyên gia của chương trình nhận xét: “Các câu hỏi của bà con hỏi tập trung nhiều nhất về dinh dưỡng cho cây lúa. Rất mừng là trình độ, kiến thức về nông nghiệp của bà con ngày một nâng lên. Nhiều câu hỏi không dễ trả lời ngay, tôi phải tham khảo thêm kiến thức của các nhà khoa học chuyên ngành, những nhà quản lý và chính sách xã hội để trả lời tường tận cho bà con, nhiều khi phải trả lời ngay bằng điện thoại vì lúa đang chờ bón thúc. Tôi đã lớn tuổi, đã thấy thấm mệt, nhưng rất vui và xúc động trước nhiệt tình của bà con. Tôi phải giành các buổi tối, cả ngày thứ bảy, chủ nhật để trả lời. Vợ tôi nói đùa với đứa cháu 8 tuổi là ông đang viết thư cho bồ. Nó hỏi bồ ông là ai vậy. Tôi bảo là cô bác nông dân, những người đang dãi nắng dầm mưa trên đồng ruộng để làm ra hạt gạo, củ khoai, trái xoài, trái mận cho con ăn đó.”

Theo GS Quyền, nhiều bà con nông dân đặt câu hỏi tại 45, 50, thậm chí 60/80 kỳ phát sóng, chứng tỏ sức hút rất mạnh mẽ của chương trình.

Qua chương trình những người tổ chức còn phát hiện ra nhiều hộ nông dân thật nghèo, nhiều cảnh đời khó khăn, hoạn nạn, nhiều học trò chăm ngoan, học giỏi nhưng có nguy cơ không được học lên vì nhà nghèo khó quá. Thế là Cty Bình Điền đứng ra trao tặng nhà “Mái ấm Bình Điền”, 3 năm qua, đã trao tặng 15 nhà, mỗi nhà trị giá 45 triệu đồng; tặng hàng trăm suất học bổng cho sinh viên, hàng trăm món quà có giá trị thiết thực giúp những gia đình có khó khăn, hoạn nạn đột xuất.

Ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, nói: “Lúc đầu Cty chỉ chủ trương phối hợp với đài làm chương trình chuyển giao kỹ thuật về dinh dưỡng cây trồng, nhưng khi được bà con yêu mến đón nhận thì chương trình được mở rộng thêm ra các mục, như thông tin KH-KT nông nghiệp, nhà nông thư giãn, thi sáng tác văn nghệ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Rồi trong quá trình tổ chức chương trình mới nảy ra yêu cầu làm từ thiện vì anh em gặp được nhiều cảnh đời quá khó khăn, đầy thương cảm…Cty sẽ tiếp tục tài trợ kinh phí và phối hợp với đài làm chương trình này”.

Như vậy là chương trình sẽ tiếp tục phát sóng trực tiếp, tiếp tục đồng hành với SX nông nghiệp và chia sẻ sâu sắc với cuộc sống của bà con nông dân; sẽ bổ ích và thiết thực hơn nữa với nhà nông. Ông Lê Vũ Phước- PGĐ cơ quan thường trú VTV tại Cần Thơ khẳng định: “Đài sẽ tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình, cho ra mắt một số chuyên mục mới, như thông tin về nông nghiệp nông thôn, sáng kiến nhà nông… đưa chương trình lên Website của đài và của Cty Bình Điền; sẽ phát hành dĩa DVD để bà con có thể xem lại được nhiều lần những vấn đề mình quan tâm”.

Còn băn khoăn của ông Lê Quốc Phong- TGĐ Cty BĐ thì đã có trả lời từ ông Nguyễn Văn Rô, ở xã Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, Tiền Giang: “Mong chương trình dài hơn nữa, chớ 60 phút phát sóng ít quá, nhà nông hỏi không được nhiều”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm