| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Tây Nguyên, ĐBSCL có cơ hội đổi đời từ nguồn vốn ưu đãi của TPBank

Thứ Ba 18/06/2019 , 21:09 (GMT+7)

Hàng nghìn nông dân và hộ kinh doanh Tây Nguyên, ĐBSCL có cơ hội đổi đời, phát triển sản xuất nhờ gói vay 1.000 tỷ đồng của TPBank dành cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đem lại nhiều điểm sáng cho kinh tế nông thôn.

Nông dân Tây Nguyên hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi

Nông nghiệp là một ngành “khát vốn” và bắt đầu sáng đầu ra với những sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng, được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận.

Anh Nguyễn Quang Chung (Đắk Lắk, Đắk Nông) bên vườn tiêu của gia đình. Ảnh: Tiên Phong.

Tuy nhiên, hiện có nhiều nông dân, hộ kinh doanh đang gặp khó khăn về vốn do chưa chưa có nhiều gói vay từ phía ngân hàng, thậm chí nhiều nơi có tình trạng người dân phải tiếp cận “tín dụng đen” lãi suất cao gây rủi ro mất vốn, thậm chí phá sản.

Thấu hiểu điều này, TPBank đã nhanh nhạy đưa ra nhiều gói vay đặc thù hướng tới nông dân, cho vay tới 70% giá trị tài sản, thủ tục đơn giản, gọn, nhẹ, lãi suất ưu đãi góp phần giúp người nông dân đổi đời, yên tâm phát triển sản xuất.

Tại Đắk Lắk, Đắk Nông, người nông dân trồng cây tiêu, cà phê theo chương trình VNSAT (Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững) có thể vay tại TPBank với mức lãi suất tối thiểu khoảng 6%/năm, số tiền cho vay tới 5 tỷ đồng/ khách hàng.

Anh Nguyễn Quang Chung - một nông dân có 8ha canh tác cà phê xen tiêu cho biết, trước đây canh tác tiêu, cafe theo cách thủ công rất nhọc nhằn, ít hiệu quả, năm 2018 - 2019 giá tiêu, cafe bắt đầu có tín hiệu tốt, anh mạnh dạn vay 1.5 tỷ đồng vốn từ TPBank để đầu tư mô hình sản xuất hiện đại, hiệu quả hơn hẳn: “Bón 1kg phân theo cách thông thường thì cây ăn được 2 - 5 lạng, giờ với hệ thống canh tác, tưới tiêu mới, mình bón 1kg cây ăn gần đủ, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và lại tăng hiệu quả”. Anh Chung dự kiến sẽ thu lãi với cây tiêu trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 có lãi cafe, hoàn trả tiền vốn trước 5 năm.

Theo ông Trần Minh Hoàng - GĐ TPBank Đắk Lắk, để gói vay tiếp cận được với nhiều người dân, TPBank Đắk Lắk đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về tình hình sản xuất, khó khăn vướng mắc của người nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương, nhờ đó dễ dàng đưa ra tư vấn, tháo gỡ khó khăn cho người nông dân, cùng đồng hành với họ và được người dân tin tưởng.
 

Nông dân ĐBSCL hiện đại hóa sản xuất từ vốn vay

Cách đây 2 năm, sau những thăng trầm, giá tôm bắt đầu phục hồi và tăng bật, nhưng sau cơn thất trận trước đó, những gì còn lại của gia đình anh Công (An Giang) chỉ là đất đai, mặt nước bạt ngàn. Công cần vay 500 triệu đồng để ứng dụng khoa học kĩ thuật, phát triển sản xuất trở lại, nhưng vay nóng lãi suất “cắt cổ” chứa đựng quá nhiều rủi ro.

Trong cơn sóng gió về nguồn vốn, anh mạnh dạn tới TPBank An Giang để trình bầy nguyện vọng, và được tư vấn gói vay VNSAT (Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững) chỉ 6%/năm, thời hạn vay tới 60 tháng, gốc và lãi được trừ dần hàng tháng nên áp lực trả tiền lãi cũng nhỏ dần.

Sau 2 năm mạnh dạn đầu tư sản xuất với sự giúp đỡ của nguồn vốn ưu đãi nói trên từ TPBank, Công lấp đầy được diện tích mặt nước nuôi tôm trong nhà bạt, đầu tư được nhà xưởng sơ chế hiệu quả, con tôm đạt chuẩn, đã có lãi gấp đôi vốn đầu tư.

Nông dân ĐBSCL có nhiều cơ hội đổi đời nhờ hiện đại hóa sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trường hợp khác, hộ kinh doanh của anh Thắng tại Cần Thơ có nghề trồng cây ăn trái lâu đời, đi từ quy mô nhỏ lẻ, chưa bao giờ cần vay vốn ngân hàng, nhưng đến năm 2017, hướng với việc trồng thanh long, vú sữa xuất khẩu, anh cần phải chuyển đổi sang mô hình canh tác hiện đại, đạt chuẩn của các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản mà thiếu vốn đầu tư.  

Nhờ được tư vấn, anh Thắng đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay của TPBank, dự kiến, sau 3 năm anh sẽ đạt lợi nhuận thấp nhất 500 triệu đồng/vụ, hoàn vốn vay và bắt đầu có nguồn thu lớn nhờ thị trường ổn định.

Công và anh Thắng là hai trong nhiều nông dân các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ… đã nắm lấy cơ hội đổi đời từ nguồn vốn vay ưu đãi cho phát triển sản xuất nông nghiệp của TPBank. Hiện TPBank đang đưa ra gói vay dành riêng cho sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL với lãi suất chỉ từ 6.5%/năm trong 3 tháng đầu tiên, số tiền cho vay lên tới 2 tỷ đồng/khách hàng, thời gian vay tối đa tới 60 tháng.

Theo đại diện TPBank, những năm gần đây nông nghiệp bắt đầu có nhiều cửa sáng, những sản phẩm của nhà nông được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, thu nhiều lợi nhuận, tuy nhiên nông nghiệp lại có đặc thù là ngành “khát vốn” khi chưa có nhiều gói vay tốt từ các ngân hàng.

Thấu hiểu điều này, TPBank đã dành 1.000 tỷ đồng ngân sách cho các gói vay đặc thù riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng hành cùng Dự án VNSAT (chuyển đổi nông nghiệp bền vững) cấp nguồn vốn ưu đãi, đẩy lùi nạn tín dụng đen đang bủa vây nông dân ĐBSCL, Tây Nguyên.

Nhờ quyết liệt tiếp cận, nghiên cứu về đặc điểm địa phương, đơn giản hóa các thủ tục và đẩy nhanh tốc độ phê duyệt, tốc độ giải ngân, các chi nhánh TPBank tại địa bàn đã xây dựng được uy tín, tiếng lành đồn xa, trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân tới đề nghị cấp vốn.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất