| Hotline: 0983.970.780

Nông dân, thương lái đều lo

Thứ Tư 01/02/2012 , 10:50 (GMT+7)

Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, giá lúa không ngừng giảm khiến không ít nông dân có diện tích lúa đông xuân sớm lo lắng...

Thương lái đi thu mua lúa tươi về phơi sấy lại cho chắc ăn để không bị DN chê lúa có ẩm độ cao

Như NNVN đã phản ánh, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, giá lúa không ngừng giảm, hiện các thương lái mua với mức chỉ từ 4.700-6.400 đồng/kg (tùy loại) khiến không ít nông dân có diện tích lúa đông xuân sớm lo lắng cho vụ lúa chính trong năm sắp thu hoạch.

Thương lái than lỗ

Theo các thương lái thu mua lúa ở ĐBSCL, dù đã đoán đầu thị trường để thu mua với giá thấp nhưng họ vẫn phải chịu lỗ lã. Nguyên nhân đầu tiên được xác định là do giá lúa liên tục sụt giảm kể từ giữa tháng 11 tới nay.

Bà Huỳnh Thị Điệu, một thương lái mua lúa ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết, đã hơn 1 tháng nay, gia đình bà phải chịu đứt ngót 100 triệu đồng vì thua lỗ. Cứ sau mỗi chuyến đi thu mua lúa ở các tỉnh lân cận như An Giang, Long An, Kiên Giang và xa hơn nữa như Cần Thơ, Sóc Trăng… là bà Điệu cầm chắc lỗ từ 5-6 triệu đồng. Cá biệt có chuyến đi mua về còn lỗ trên 15 triệu đồng, chỉ với 50-60 tấn lúa (kể cả lúa tươi và lúa khô).

 “Làm nghề này thì ai cũng biết cách mua trước đoán đầu. Thế nhưng giá lúa cứ giảm nhanh đến mức không còn cách nào chạy theo kịp, nên đành phải chịu lỗ ít hay nhiều mà thôi” - bà Điệu than.

Cũng theo bà Điệu, hiện tại lúa IR50404 mua vào trên dưới 5.000 đồng/kg. Lúa hạt dài, lúa thơm có giá từ 6.400-7.000 đồng/kg nhưng bán ra rất chậm. Do đó, các thương lái chỉ thu mua lúa theo kiểu cầm chừng với số lượng rất hạn chế. Cụ thể, nếu như trước đây mỗi ngày gia đình bà Điệu mua từ 200-400 tấn lúa thì nay chỉ còn khoảng 40-50 tấn.

Bà Điệu nói thêm: “Bây giờ giá lúa chưa ổn định nên đâu dám thu vô nhiều. Nếu mua lúa khô thì còn dễ bị lỗ hơn. Mấy ông doanh nghiệp cứ trừ cắn không thương tiếc vì chê lúa có ẩm độ cao. Còn nếu không tiếp tục mua thì sợ mất mối lái làm ăn sau này”.

Mất ngủ với IR50404

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, đã có nhiều khách hàng nước ngoài đến ĐBSCL tìm hiểu và kí kết hợp đồng thu mua lúa gạo. Tuy nhiên, họ lại chuộng loại gạo thơm có chất lượng cao. Cụ thể như mới đây, một đoàn thương gia Hồng Kông đã ký hợp đồng nhập khẩu khoảng 7.000 - 8.000 tấn gạo thơm với các doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng và sẽ tiếp tục ký hợp đồng nhập khẩu gạo trong thời gian tới. Đây chính là tín hiệu vui cho những nông dân trồng lúa có chất lượng cao ở ĐBSCL.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi tại huyện đầu nguồn Hồng Ngự (Đồng Tháp), hiện tại bà con nông dân nơi đây đang chuẩn bị bước vào cao điểm thu hoạch lúa đông xuân sớm thì tỉ lệ gieo sạ giống lúa IR50404 khá cao. Ông Lê Văn Lê, nông dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự cho hay, chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là gia đình ông cùng với nông dân nơi đây sẽ thu hoạch lúa đông xuân sớm, với khoảng 250 ha ở vùng gò cao (có trên 90% sử dụng giống IR50404).

Cũng theo ông Lê, hiện nay các thương lái ít đi tìm mua lúa như trước nữa. Nhiều người còn trữ lại số lúa để bán ăn tết nhưng nài nỉ mãi thương lái mới chịu cho giá mua vào là 4.700 đồng/kg. Nếu đem giá bán này so với chi phí sản xuất thì nông dân sẽ không còn lãi. “Lúa chuẩn bị cắt rồi mà nghe giá lúa rớt thê thảm quá làm mấy ngày nay tui lo đến mất ngủ. Hy vọng từ nay tới đó giá lúa nhích lên được chút nào thì nông dân mình đỡ chút đó!” - ông Lê lắc đầu lo lắng.

Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, tiến độ xuống giống vụ đông xuân 2011-2012 chậm hơn so với lịch thời vụ đề ra và muộn hơn đông xuân 2010-2011. Đến thời điểm hiện nay, diện tích xuống giống đã đạt kế hoạch. Cơ cấu vụ đông xuân 2011-2012, giống lúa chất lượng thấp IR 50404 chiếm tỷ lệ rất cao (49,1%). Điều này sẽ gây bất lợi trong tiêu thụ lúa gạo phẩm cấp thấp.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm