| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp 2009: Vượt cạn ngoạn mục

Thứ Hai 18/01/2010 , 10:33 (GMT+7)

Năm 2009 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ngành NN- PTNT vẫn duy trì được đà tăng trưởng, dù thấp hơn so với kế hoạch đề ra.

Năm 2009 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ngành NN- PTNT vẫn duy trì được đà tăng trưởng, dù thấp hơn so với kế hoạch đề ra.

XK gạo: Kỷ lục kép

Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009 của ngành nông nghiệp diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, các ý kiến đều thống nhất khẳng định: Trong điều kiện khó khăn, khủng hoảng và thiên tai cộng với ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, nhưng SXNN vẫn tăng trưởng khá, góp phần quan trọng trong tăng trưởng chung của nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị SX nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn ngành năm 2009 đạt 219,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008, trong đó nông nghiệp đạt 160 nghìn tỷ đồng, lâm nghiệp 7 nghìn tỷ đồng và thủy sản đạt gần 53 nghìn tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ NN-PNTT Cao Đức Phát khẳng định, năm 2009 cũng là năm được mùa, sản lượng thóc đạt gần 39 triệu tấn, tăng 165 nghìn tấn so với năm 2008, nhờ đó đã đẩy mạnh XK gạo đạt mức kỷ lục kép: 6 triệu tấn với kim ngạch gần 2,7 tỷ USD. Bên cạnh đó, ANLT cũng được bảo đảm, giá cả trong nước ổn định.

Có được kết quả này, theo đánh giá của các đại biểu dư hội nghị, là do đồng thời với việc tăng diện tích, các địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống lúa, trà lúa từ xuân sớm, xuân chính vụ sang xuân muộn và mùa sớm. Các giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu sâu bệnh được đưa vào sản xuất đại trà. Cùng với đó, tiến bộ KHKT được áp dụng, cơ giới hóa trong SX được tăng cường.

Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT), sản xuất rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tuy có tăng trưởng, nhưng tỷ lệ thấp. Do trận mưa lịch sử trên diện rộng cuối năm 2008 đã gây ngập úng và thiệt hại nghiêm trọng trong SX vụ Đông ở phía Bắc, là nguyên nhân chính làm giảm diện tích và thất thu lớn về sản lượng ngô, đậu, rau màu ở ĐBSH. Trong năm 2009, diện tích gieo trồng rau màu trên cả nước đạt hơn 2 triệu ha, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất và sản lượng đạt chỉ tiêu đề ra. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng:

“Chúng ta cần đầu tư chất xám bằng cách tăng cường KHCN tiên tiến vào trồng trọt chăn nuôi, làm sao để nông dân có cánh đồng công nghệ cao, chăn nuôi công nghệ cao...Bên cạnh đó vấn đề xây dựng nông thôn mới cũng cần được chú trọng. Xây dựng nông thôn mới nghĩa là xây dựng đời sống mới của 80% dân số. Năm 2010 sẽ là năm đầu tiên cả nước triển khai thực hiện 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề. Tôi cho rằng, đây là một vấn đề cấp bách cần làm ngay và khó mấy cũng phải làm”.

 
6 mặt hàng vào tốp 1 tỷ USD

Trong lĩnh vực chăn nuôi, đầu năm 2009, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm nhiều DN chăn nuôi và SX thức ăn chăn nuôi gặp khó do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Tuy nhiên, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, ngành tập trung chỉ đạo quy hoạch vùng chăn nuôi trọng điểm, chỉ đạo các địa phương xây dựng, khuyến khích phát triển chăn nuôi thành vùng tập trung, phòng trừ dịch bệnh. Nhờ đó, đến hết năm 2009, cả nước có gần 28 triệu con lợn, tăng 3,5% cùng kỳ, gia cầm các loại đạt 280 triệu con, tăng 12,2%.

Không nằm ngoài ảnh hưởng chung của kinh tế thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản liên tiếp gặp khó, tiêu thụ sụt giảm, giá sản phẩm thấp, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao…Những yếu tố trên đã làm cho nông dân không tích cực đầu tư vào nuôi trồng. Nhiều diện tích nuôi cá tra, basa và tôm sú bị bỏ không hoặc chuyển mục đích sử dụng. Tuy nhiên, gần đây, nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ và thị trường XK thủy sản có dấu hiệu hồi phục, vướng mắc đã dần được giải quyết. Từ đầu năm đến nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2,6 triệu tấn, tăng 4,2% so với năm 2008.

Về XK, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tác động mạnh đến lĩnh vực này. Nhu cầu và giá trị sụt giảm, các nước tăng cường dựng nhiều hàng rào kỹ thuật nên môi trường cạnh tranh ngày cành gay gắt hơn. Tuy nhiên, do áp dụng các biện pháp kịp thời, tổng kim ngạch XK 2009 vẫn đạt 15,4 tỷ USD, vượt mức chỉ tiêu Thủ tướng giao là 14 tỷ USD, trong đó, 6 mặt hàng có kim ngạch vượt 1 tỷ USD gồm gạo, cà phê, cao su, đồ gỗ, tôm và cá tra.

Tập trung phát triển nông thôn mới

Tại hội nghị này, các ý kiến cũng tập trung phân tích những khó khăn, thuận lợi và giải pháp hỗ trợ nông dân trong SXNN, XK nông sản. Trong đó, mặc dù kinh tế khó khăn, song được sự hỗ trợ của Chính phủ nên các sản phẩm lương thực, chăn nuôi, thủy sản, hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu được tiêu thụ thuận lợi, bảo đảm có lãi cho người SX.

Bộ trưởng Cao Đức Phát:

Mục tiêu của toàn ngành trong năm 2010 là “Tiếp tục đẩy mạnh SX nông lâm ngư nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, ATVSTP, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Phát triển nông thôn toàn diện, giải quyết các vấn đề bức xúc đồng thời hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ và kế hoạch phát triển NN-NT giai đoạn 2006-2010”. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GTGT nông lâm thủy sản từ 3 đến 3,2%, giá trị sản xuất tăng 4,5%. Kim ngạch XK đạt 16 tỷ USD, độ che phủ rừng đạt 40% và tỷ lệ nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh là 83%.

Theo đánh giá của đại biểu các tỉnh, TP, đời sống nông dân tiếp tục được cải thiện, các địa phương hồ hởi và tích cực chuẩn bị cho chương trình phát triển nông thôn mới. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Chính phủ đã xem xét và có chủ trương triển khai thực hiện chương trình này với 11 nội dung hỗ trợ trực tiếp cho các xã thực hiện. Mục tiêu là đến năm 2015, cả nước có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020, con số sẽ tăng lên 50%.

“Để làm được điều này, nhiệm vụ chính của ngành năm 2010 là hoàn thành công tác quy hoạch về sản xuất, cơ sở hạ tầng và cải tạo điểm dân cư, đồng thời phát động cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án để đạt hiệu quả cao”, Bộ trưởng khẳng định.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những kết quả mà ngành NN-PTNT đã đạt được. Theo Phó Thủ tướng, năm 2009 ngành NN- PTNT và các địa phương đã đạt được những kết quả khá toàn diện, đời sống nông dân được nâng cao. Không những giữ được tốc độ tăng trưởng lương thực mà còn phát triển lĩnh vực chăn nuôi, ngành chăn nuôi tăng đột biến.

“Tôi đi công tác, thấy các chương trình về nước sạch, môi trường cũng đã lan toả rộng rãi khắp các tỉnh, về tới vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay như tỉnh Hà Giang, một tỉnh rất khó khăn về nước sạch, nhưng giờ đây cũng đã có nước sạch cho người dân sinh hoạt, phục vụ sản xuất. Đặc biệt, các tỉnh đã giảm số hộ nghèo bình quân 4%/năm, cá biệt có tỉnh giảm tới 10% như tỉnh Lâm Đồng”-Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng đề nghị, Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trong năm 2010. Để làm được điều này, cần phấn đấu nâng cao sản lượng, chất lượng cũng như hiệu quả sản phẩm nông nghiệp, phải làm sao tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm