Thứ tư, 17/04/2024 | 21:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 09:30, 13/11/2018

Nông nghiệp công nghệ cao là tất yếu

Buổi tọa đàm “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp” do Bộ NN-PTNT0 tổ chức vừa diễn ra tại TP Rạch Giá, Kiên Giang.

“Biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng cực đoan, như hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài; mưa, bão gây ngập úng cục bộ; dịch bệnh ngày càng gia tăng... tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, làm năng suất giảm mạnh, thậm chí gây thất mùa trên diện rộng. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sẽ giúp hạn chế được những bất lợi trên và là xu hướng tất yếu”.

Đó là chia sẻ của ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, tại buổi tọa đàm “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp” do Bộ NN-PTNT vừa tổ chức tại TP Rạch Giá, Kiên Giang.

15-45-24_2gn_200_di_bieu_l_nong_dn_dng_sn_xut_trong_linh_vuc_trong_trot_thuy_sn_v_chn_nuoi_gi_xuc_gi_cm_thm_gi_buoi_to_dm_2
Hàng chục câu hỏi, thắc mắc được nông dân đặt ra cho Ban tư vấn giải đáp

Tọa đàm đã thu hút gần 200 đại biểu là nhà quản lý, nhà khoa học và nông dân đang sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Không khí buổi tọa đàm nóng ngay từ lúc khai mạc, với hàng chục câu hỏi, thắc mắc được nông dân đặt ra cho Ban tư vấn giải đáp. Nhiều nhất là nhóm câu hỏi về chính sách hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, các biện pháp phòng và trị bệnh trên tôm nuôi, sản xuất giống và thâm canh lúa….

TS Nguyễn Xuân Niệm, Phó Giám đốc Sở KH – CN Kiên Giang cho biết, hiện Sở cùng với Sở Công thương đang có chương trình hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu, sáng kiến trong chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp… để sản phẩm hoàn thiện hơn hoặc sản suất hàng loạt với giá cả cạnh tranh hơn. Nông dân cần liên hệ để được hỗ trợ.

Theo TS Niệm, trước đây năng suất nông nghiệp của tỉnh rất thấp nhưng nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã cải tạo được môi trường đất, nước, cải thiện năng suất, chất lượng. Cụ thể như vùng nhiễm phèn tứ giác Long Xuyên, năng suất lúa đã tăng từ 2 - 3 tấn lên 5 - 7 tấn/ha/vụ. Vùng U Minh Thượng nhiễm mặn chuyển đổi qua sản xuất luân canh lúa - tôm, vụ lúa năng suất 4 - 5 tấn/ha, vụ tôm 300 - 400kg (nuôi quảng canh). Một số doanh nghiệp, nông dân nuôi tôm đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ vào sản xuất (ao lót bạt hoặc làm hồ nổi, nhà lưới, nhà màng, nuôi 2, 3 giai đoạn) có thể thâm canh 2 - 3 vụ/năm, năng suất rất cao.

TS Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang cho biết, để được hỗ trợ, nông dân đầu tư, sản xuất phải nằm trong vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao được phê duyệt. Cụ thể, hiện vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã được tỉnh công nhận chính thức gồm vùng lúa GlobalGAP, hữu cơ của Cty Trung An (Hòn Đất) và vùng nuôi tôm nguyên liệu của Cty Trung Sơn (Kiên Lương). Và dự kiến tới đây sẽ thành lập HTX nông nghiệp công nghệ cao tại huyện đảo Phú Quốc…

15-45-24_2gn_200_di_bieu_l_nong_dn_dng_sn_xut_trong_linh_vuc_trong_trot_thuy_sn_v_chn_nuoi_gi_xuc_gi_cm_thm_gi_buoi_to_dm_1
Gần 200 đại biểu tham gia buổi tọa đàm
Đ.T.CHÁNH

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm