Thứ năm, 18/04/2024 | 07:06 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 09:34, 30/08/2012

Nông nghiệp công nghệ cao, sức lan tỏa mạnh mẽ

Nông nghiệp công nghệ cao là lời giải cho bài toán khó: Làm sao để thu được sản lượng và hiệu quả vượt trội trên một đơn vị diện tích?

Do đất đai ngày càng thu hẹp, TP HCM đã sớm xác định nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) sẽ là lời giải cho bài toán khó: Làm sao để SX nông nghiệp thu được sản lượng và hiệu quả vượt trội trên một đơn vị diện tích?

Vì thế, TP mang tên Bác không chỉ hình thành hàng loạt mô hình nông nghiệp đạt lợi nhuận cao, mà còn là nơi trình diễn và chuyển giao TBKT mới nhất trong lĩnh vực công nghệ sinh học cho toàn khu vực phía Nam…

Việc đi trước một bước trong lĩnh vực NNCNC được thể hiện ngay từ năm 2.000, TP HCM đã bắt tay vào việc xây dựng 1 khu NNCNC trong lĩnh vực trồng trọt với quy mô 88 ha tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi. Đây là nơi triển khai nghiên cứu, ứng dụng nhằm hoàn thiện công nghệ, nhân giống cây trồng (rau, hoa, cây cảnh); đào tạo, trình diễn và chuyển giao công nghệ, cũng như kêu gọi đầu tư tập trung trong lĩnh vực trồng trọt.

Tại đây, hàng chục héc ta đã hình thành các khu nhà lưới, nhà màng mọc san sát, trồng đủ loại rau, củ, quả ứng dụng CNC của hàng chục DN. Ông Huỳnh Đoàn Thông, GĐ Cty TNHH Nông nghiệp Chánh Phong tham gia đầu tư tại đây cho biết: Hiện Cty đang triển khai nghiên cứu các loại giống rau, củ, quả và trình diễn mô hình các loại rau cho năng suất rất cao với hệ thống bón phân, tưới nước nhỏ giọt hoàn toàn tự động, giúp giảm 70% lượng phân, thuốc, nước và tiết kiệm được 50% chi phí nhân công.



Hệ thống nhà lưới trong khu NNCNC TPHCM

Đến nay, Cty đã có hàng chục sản phẩm rau, củ, quả chất lượng cao đang phân phối đại trà và được thị trường rất ưa chuộng. Đặc biệt, tháng 5/2012 vừa qua, Chánh Phong nghiên cứu thành công và đưa ra phân phối ngoài thị trường thêm một giống ớt mới (giống ớt Hiểm 149) cho năng suất cao từ 20-40 tấn/ha. “Hiện chúng tôi đã đầu tư xây dựng được 4 nhà màng, trong đó có một nhà màng được lắp đặt hệ thống mái cuốn tự động (công nghệ Hàn Quốc). Mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 300.000 đồng/m2”, ông Thông nói.

Tương tự, bà Lê Thị Ngọc Bích, GĐ Cty TNHH Công nghệ cao Vương Nông (chuyên lĩnh vực nghiên cứu, SX phân bón lá hữu cơ sinh học) nằm trong khu NNCNC TP HCM cho biết: Cty đang nghiên cứu phối chế các loại phân bón sinh học, mỗi năm SX khoảng 5.000 lít các sản phẩm phân bón lá (TafoliMax và TopbusaMax) sử dụng cho lúa, cà phê, thanh long và các loại rau màu an toàn với người tiêu dùng. Cty cũng đang khảo nghiệm thêm các giống bắp, rau mới nhập từ Thái Lan và Ấn Độ về để cung cấp cho thị trường VN.

Còn anh Trần Quốc Bình, Chủ tịch HĐQT Cty Việt Quốc Thịnh đầu tư tại khu NNCNC chia sẻ: Chúng tôi đã SX được hàng chục loại chế phẩm sinh học, thân thiện với môi trường và cho năng suất cao. Các sản phẩm này ngày càng được nông dân ưa chuộng tìm mua để SX, giảm chi phí, cho hiệu quả kinh tế cao. “Vì thế, chúng tôi đang đầu tư thêm hệ thống máy móc lên men hiện đại, nhằm hướng tới mở rộng hơn nữa quy trình SX các chế phẩm sinh học theo hướng CNC phục vụ cho thị trường Việt Nam”, anh Bình nói.


Nghiên cứu phôi giống theo hướng CNC

Theo TS. Dương Hoa Xô, GĐ Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM, với tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, TP HCM đã xác định đi theo hướng nông nghiệp đô thị. Đặc biệt, TPHCM tập trung lực lượng đông đảo các viện, trường, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, CNSH, nên còn là nơi nghiên cứu và chuyển giao các thành tựu KH-KT có tính ứng dụng cao phục vụ nông nghiệp cho toàn khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL.

Cụ thể, Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM đã nghiên cứu ứng dụng thành công cấy mô thực vật, cho phép tăng số lượng cây con nhân ra tốc độ nhanh gấp 10 lần ở giai đoạn nhân cụm chồi, tỷ lệ sống cao trên 95% và đã được chuyển giao cho nhiều đơn vị ở Đồng Tháp, Bình Thuận, Bình Định... Trung tâm cũng đã sưu tập được bộ giống hoa lan khổng lồ lên tới 300 giống; sưu tập và định danh được trên 100 giống lan rừng quý của VN phục vụ công tác lai tạo.

Đặc biệt, trung tâm đã nghiên cứu thành công và đưa vào SX các bộ KIT PCR phát hiện 4 loại bệnh trên tôm (đốm trắng, hoại tử vỏ, còi, viêm gan tụy) với giá thành rẻ bằng 50% so với bộ KIT ngoại nhập; nghiên cứu các loại vacxin ngừa bệnh gan thận mủ trên cá tra (công nghệ tái tổ hợp gen, gây đột biến…).



Các sản phẩm rau, hoa an toàn trồng trong Khu NNCNC TPHCM

Ngoài ra, trung tâm còn nghiên cứu kỹ thuật sử dụng các chế phẩm sinh học cho hoa, cây kiểng; SX chế phẩm sinh học (Bima chứa nấm Trichoderma; phân lá hữu cơ sinh học từ trùn quế) phục vụ hướng canh tác hữu cơ trên rau, hoa và các cây trồng khác phục vụ cho SX nông nghiệp của TP HCM và toàn khu vực phía Nam.

Một trong những điểm nhấn quan trọng là TP HCM đang triển khai xây dựng Trung tâm CNSH hiện đại tại quận 12 trên khuôn viên rộng 23 ha, với vốn đầu tư 100 triệu USD. Khi hoàn thành, đây sẽ là nơi nghiên cứu, tiếp nhận và kế thừa có chọn lọc những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới về CNSH, tạo bước nhảy vọt cho cả Nam bộ.

TPHCM đã đề ra những mục tiêu cụ thể cho 3 giai đoạn phát triển NNCNC:

+ Giai đoạn 2010-2015 sẽ hình thành thêm 3-4 khu NNCNC về chăn nuôi, thủy sản.

+ Giai đoạn 2015-2020 đưa vào hoạt động 4-5 khu NNCNC, hỗ trợ phát triển các DN nông nghiệp tạo các giống cây trồng ứng dụng CNSH; đẩy mạnh công nghệ vi nhân giống, SX 8-10 triệu cây giống cấy mô/năm; ứng dụng công nghệ phôi để nhân giống đàn bò sữa; xây dựng các mô hình canh tác nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC theo từng vùng sinh thái.

+ Giai đoạn 2025 đưa SX nông nghiệp của TP HCM đạt trình độ thâm canh và ứng dụng CNC ngang tầm khu vực theo đặc trưng của nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái.

Bùi Nguyễn- Minh Sáng

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm