Thứ sáu, 26/04/2024 | 15:19 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 13:05, 06/09/2019

Nông nghiệp công nghệ cao trên đất Hòa Bình

Sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp điều kiện bất lợi như thời tiết nắng nóng gây hạn hán, mưa bão gây úng lụt, dịch hại bùng phát…

08-48-32_img_8998
Dưa lưới của Hòa Bình GAP năng suất cao.

Trước những khó khăn trên, mô hình trồng dưa trong nhà màng của Cty TNHH MTV Hòa Bình GAP (địa chỉ tại Đội 2, thị trấn Thanh Hà, Lạc Thủy) xuất hiện đã giải quyết phần nào những bất cập nêu trên.

Đi vào hoạt động từ năm 2016, hiện Cty có 2 khu nhà màng với diện tích 5.000 m2/nhà màng, chuyên trồng dưa Kim cô nương, dưa chuột, với quy trình trồng dưa theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ cao của Isarel.

Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh mạnh dạn ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình đòi hỏi sự đầu tư hiện đại, nguồn vốn lớn. Cty đã đầu tư khoảng 4 tỷ đồng để xây dựng nhà màng, hạ tầng đi kèm, điện, hệ thống tưới tiêu…

Ông Phạm Tiến Sinh, GĐ Cty chia sẻ: Xuất phát từ vấn đề an toàn thực phẩm, trên thị trường hiện nay xuất hiện trôi nổi rất nhiều loại thực phẩm khiến người tiêu dùng không biết tin dùng vào sản phẩm nào. Chính vì vậy, ông đã dành thời gian đi tham quan, học hỏi các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại các tỉnh phía Nam về để chuyên sản xuất rau quả sạch nhằm cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.

Dựa vào nền tảng khoa học kỹ thuật, Cty đã xây dựng kết cấu nhà màng làm bằng khung thép mạ kẽm chịu lực, chịu sức gió, phía trên phủ lớp màng dày, xung quanh có lưới chắn côn trùng và hệ thống màng tự động có thể đóng, mở tùy điều kiện thời tiết.

Các hệ thống điều khiển nhiệt độ, ánh sáng thông minh với thiết bị đi kèm bao gồm hệ thống tưới nhỏ giọt Isarel, hệ thống phun sương trong nhà, hệ thống tưới mái, các cảm biến nhiệt độ và độ ẩm…

Tất cả được đấu nối với bộ điều khiển trung tâm có tác dụng nhận những thông số từ bộ cảm biến được lập trình sẵn nhằm tự động điều chỉnh nước tưới, bón phân, thông gió, phun sương theo yêu cầu của từng loại cây trồng trong bộ nhớ lập trình, đảm bảo môi trường lý tưởng, chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Với công nghệ nhà màng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, rét, nắng nóng gây hại cho cây trồng được ngăn chặn. Việc sản xuất theo phương pháp thủy canh đồng thời giúp tiết kiệm diện tích, cây trồng có đủ không gian, ánh sáng để phát triển cũng như thuận lợi cắt tỉa cành nhánh, chọn quả, thụ phấn và phòng trừ bệnh cho cây dễ dàng, hiệu quả.

Do áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, cây trồng được chăm sóc tốt nhất, tránh được gần như 100% sâu bệnh hại, phòng tránh 80% số bệnh và nguồn bệnh hại, tránh phải sử dụng thuốc BVTV, đồng thời tăng năng suất, chất lượng, giảm được 70% nhân công, sản phẩm làm ra sạch, đảm bảo ATTP.

Mỗi cây được trồng trong một bầu giá thể bằng xơ dừa, đặt trong luống đã được lót bạt ni lông cách ly với nền đất để tránh mầm bệnh. Quá trình chăm sóc, cây phát triển trong nhà màng được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, việc tưới nước được áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel đến tận gốc cây.

Đây là hệ thống tưới nước tự động với phân bón được hòa sẵn vào trong nước, được tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều.

Qua 4 năm ứng dụng đã khẳng định, mô hình trồng dưa trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao của Isarel cho năng suất cây trồng gấp 3 lần so với phương pháp canh tác thông thường, thời gian thu hoạch ngắn, dưa chuột từ 25 - 30 ngày, dưa Kim hoàng hậu 60 - 65 ngày. Năm 2019, Cty tập trung sản xuất chủ lực giống dưa Kim hoàng hậu. Với giá bán 45.000 - 50.000 đồng/kg, dự kiến mang lại doanh thu khoảng 2 tỷ đồng.

Mô hình hoạt động hiệu quả không chỉ cho ra sản phẩm ATTP, mang lại giá trị kinh tế lớn cho chủ đầu tư, mà còn có tác dụng giáo dục ý thức cho người dân về ứng dụng KHCN vào sản xuất để tăng giá trị kinh tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm công nghệ cao của Cty hiện đã có tem truy xuất nguồn gốc, cung cấp chủ yếu tại thị trường là các siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Có thể khẳng định việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng, sạch bệnh và ATTP là hướng phát triển mới, bền vững của ngành nông nghiệp Hòa Bình. Chính vì vậy, việc nhân rộng những mô hình hiệu quả như mô hình trồng dưa trong nhà màng như trên là việc làm cần thiết...
Thanh Hằng

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm