| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Hưng Yên vượt thách thức

Thứ Bảy 18/12/2021 , 14:27 (GMT+7)

Dù đối mặt nhiều khó khăn, năm 2021, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn tỉnh Hưng Yên tăng 2,78%.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản hơn 13.300 tỷ đồng

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên, năm 2021, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, diễn biến thất thường của thời tiết…, tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn đạt những kết quả rất khả quan.

Năm 2021, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên vẫn đạt được những kết quả rất khả quan. Ảnh: TL. 

Năm 2021, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên vẫn đạt được những kết quả rất khả quan. Ảnh: TL. 

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt hơn 13.300 tỷ đồng (tăng 2,78% so với năm 2020). Trong đó, nông nghiệp ước đạt hơn 11.800 tỷ đồng (tăng 2,55%), thủy sản hơn 1.400 tỷ đồng (tăng 4,69%).

Trong lĩnh vực trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt hơn 76.300 ha (đạt 95,05% kế hoạch), diện tích gieo trồng lúa hơn 56.000 ha (đạt 101,04% kế hoạch). Tổng diện tích cây ăn quả đạt hơn 14.600 ha (tăng 3,79% ha so với năm 2020). Trong đó, cây nhãn 4.700 ha, sản lượng khoảng 41.600 tấn; vải 1.200 ha, sản lượng 12.300 tấn; cây có múi hơn 4.200 ha, sản lượng ước đạt hơn 64.800 tấn...

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2021 phát triển khá tốt, cụ thể: Đàn trâu, bò ước đạt hơn 41.200 con (tăng 13%); tổng đàn lợn 493.000 con (tăng 8,2%); đàn gia cầm 10 triệu con (tăng 0,6%) so với năm 2020.

Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 5.600 ha, chủ yếu nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Tổng sản lượng thuỷ sản đạt hơn 51.200 tấn (đạt 109,8% kế hoạch), tăng 5% so với năm 2020…

Bên cạnh đó, công tác thủy lợi được đặc biệt quan tâm, các giải pháp tiên tiến được triển khai đồng bộ. Các đơn vị chức năng tổ chức theo dõi sát diễn biến thời tiết, nguồn nước…, kịp thời chỉ đạo, triển khai vận hành hệ thống thuỷ lợi đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ sản xuất.

Cũng trong năm 2021, toàn tỉnh thành lập mới 21 hợp tác xã (HTX) và 140 tổ hợp tác (THT), duy trì 175 liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản như rau an toàn, lúa gạo, nhãn, cá lồng... Đánh giá, xếp hạng được 70 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và từng bước cải thiện đời sống người dân.

Về xây dựng nông thôn mới, có thêm 5 - 10 khu dân cư được công nhận khu dân cư kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao lên 38 xã, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ số hộ dân nông thôn có điều kiện sử dụng nước sạch đạt 92%...

Năm 2021, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản của Hưng Yên đạt hơn 13.300 tỷ đồng (tăng 2,78% so với năm 2020). Ảnh: TL.

Năm 2021, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản của Hưng Yên đạt hơn 13.300 tỷ đồng (tăng 2,78% so với năm 2020). Ảnh: TL.

Hướng tới phát triển bền vững

Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Hưng Yên cho biết: Trong năm 2022, tỉnh Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh xây dựng ngành nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo đó, giá trị sản xuất nông, thuỷ sản (theo giá cố định 2010) đạt hơn 13.900 tỷ đồng. Trong đó, nông nghiệp hơn 12.200 tỷ đồng, thuỷ sản  hơn 1.600 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 2,2%. Năng suất lúa bình quân đạt 62 tạ/ha/vụ, tỷ lệ diện tích lúa chất lượng cao đạt 70,5%.

Tỷ lệ hộ dân nông thôn có điều kiện sử dụng nước sạch 94%. Có thêm 10 - 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 - 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…

Để đạt được những mục tiêu này, theo ông Tuân, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương và người dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu chọn tạo các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

Chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ giống, bảo quản, chế biến nông sản, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ địa bàn nông thôn, trước hết là công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản.

Đẩy mạnh đổi mới và phát triển các HTX nông nghiệp theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, an toàn, chất lượng gắn với chế biến và tiêu thụ. Thực hiện chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, góp phần tăng năng suất lao động ở nông thôn.

Năm 2022, tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt hơn 13.900 tỷ đồng. Ảnh: TL.

Năm 2022, tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt hơn 13.900 tỷ đồng. Ảnh: TL.

Rà soát, bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới như: Chính sách về phát triển giống, quy trình sản xuất, thâm canh, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, nhất là hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng sau dồn điền đổi thửa. Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh....

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm và công bố công khai các hành vi gian lận, vi phạm các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, đe dọa đến sức khỏe nhân dân, môi trường sinh thái.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, tích cực thâm nhập thị trường mới trong và ngoài nước cho các nông sản có lợi thế, thế mạnh của tỉnh. Tiếp tục duy trì và phát triển các nhãn hiệu hàng hóa tập thể đã được bảo hộ, đồng thời phối hợp hỗ trợ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể mới cho một số nông sản khác của tỉnh...

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.