| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp - khí thế 2012

Thứ Tư 01/02/2012 , 09:22 (GMT+7)

"Năm nay, Việt Nam sẽ triển khai nhiều chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp..." - Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.

Khí thế SX đầu năm đã tràn ngập đồng ruộng
“Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng kép, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu là chủ đề nóng thu hút sự quan tâm tại các diễn đàn kinh tế quốc tế. Vì vậy năm nay, Việt Nam sẽ triển khai nhiều chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp". Ngày 31/1, chủ trì cuộc họp tổng kết tháng 1/2012, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định như vậy.

Tự sửa mình

Nông nghiệp VN được đánh giá cao tại diễn đàn Davos (Thụy Sĩ) vì những năm qua ngành nông nghiệp VN luôn “nói đi đôi với làm” và đạt được nhiều thành tựu. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện tại, thế giới đang phải đứng trước những thách thức về kinh tế vĩ mô, cơ chế tài chính, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu thì nông nghiệp luôn được coi là cứu cánh.

Tháng 5/2012, một Hội nghị lớn về ANLT và biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức ở VN, danh sách khách quốc tế tham gia hội nghị này có thể lên tới hàng nghìn người. Ngoài ra, trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 cũng có nhiều đoàn khảo sát từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mĩ, Canada… sang tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Điều đó cho thấy, ngành nông nghiệp nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn.

Nhiều cánh cửa được mở ra: cơ hội giới thiệu quảng bá sản phẩm, hợp tác đầu tư nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho nông dân. Những cơ hội ấy nếu được nắm bắt, vận dụng tối đa sẽ góp phần thay đổi bộ mặt ngành nông nghiệp trong nước, đưa Việt Nam trở thành một nước nông nghiệp hiện đại.

Điều này phù hợp với chủ trương của Chính phủ, tuy nhiên để nắm bắt thời cơ thì ngay trong năm 2012 ngành nông nghiệp phải thực hiện tái cơ cấu. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát việc tái cơ cấu ngành phải thực hiện trên 3 nội dung: Tái cơ cấu đầu tư, đổi mới thực hiện chính sách, đổi mới mô hình quản lí. Cần làm rõ lĩnh vực nào ưu tiên tư nhân đầu tư, lĩnh vực nào liên doanh và khi nào Nhà nước cần hỗ trợ.

+ Bộ trưởng Cao Đức Phát: Giá lúa đang rớt nhanh từ 7.000 đồng xuống chỉ còn hơn 5.000 đồng/kg. Vụ Kế hoạch cần phải gấp rút bàn bạc với Bộ Công thương về cơ chế tăng tạm trữ, giữ giá lúa. Chậm nhất đầu tuần sau phải có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ.

+ Tính đến nay các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ đã thu hoạch được 120.000 ha lúa đông xuân và đang chuẩn bị bước vào vụ xuân hè. Các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An bị thiệt hại trên 15 ngàn ha trà lúa đông xuân do rét hại. Tại Bắc bộ diện tích xuống giống mới được 7%, các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc lấy chưa đạt 30% nước thủy lợi.

Trên cơ sở đó tiếp tục đổi mới mô hình quản lí, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các mô hình kinh tế trang trại quy mô lớn. Khi xây dựng đổi mới chính sách, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản, Cục Trồng trọt và các cục, vụ liên quan cần lắng nghe các hiệp hội xem vướng mắc ở đâu để đưa ra phương án hợp lí.

Chất lượng làm trọng

Trong hợp tác thương mại quốc tế, vấn đề chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Việc một số nông dân lạm dụng chất cấm để trị bệnh cho thủy sản đang gây mất uy tín thủy sản Việt Nam. Bộ trưởng yêu cầu Cục Thú y và Tổng cục Thủy sản phải cùng phối hợp giải quyết triệt để.

Trong thời gian qua dịch bệnh tuy được kiểm soát nhờ các biện pháp tăng cường quản lí vận chuyển, giết mổ nhưng thực tế chưa có những giải pháp quyết liệt nên dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát trở lại. Để người chăn nuôi không bị thiệt hại, để chứng minh sản phẩm nông nghiệp của nước ta an toàn, sạch bệnh, Bộ trưởng yêu cầu phải nghiêm khắc trong xử lí sai phạm của các cơ sở giết mổ. Kiểm tra phát hiện cơ sở nào tái phạm thì phải dừng hoạt động cơ sở đó.

Theo thống kê, trong tháng 1/2012, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản có xu hướng giảm. Bộ trưởng giao Cục Quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản cần phải làm rõ những vấn đề khúc mắc đối với các thị trường châu Âu, Mĩ, Nhật, Canada đồng thời phối hợp cùng Cục Chăn nuôi, Thú y để quản lí sử dụng Erofloxacin trong thủy sản.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm