| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Kiên Giang năm 2018 đạt kết quả tốt nhất trong 4 năm qua

Thứ Bảy 09/02/2019 , 15:28 (GMT+7)

Năm 2018, ngành nông nghiệp Kiên Giang tiếp tục phát triển, đạt kết quả tốt nhất trong 4 năm qua. Tổng sản phẩm GRDP toàn ngành ước đạt 21.528 tỷ đồng, chiếm 34,53% trong GRDP của tỉnh và đóng góp cho tăng trưởng chung 1,84%.

Dẫn đầu về sản lượng lúa

Kiên Giang hiện đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa, chiếm 10,10% sản lượng lúa cả nước và 17,90% sản lượng lúa ĐBSCL. Tỉnh đang triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển nông sản, sản xuất lúa theo hướng hàng hóa tập trung, nhiều dự án ở vùng Tây sông Hậu, Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng, với diện tích trồng lúa cả năm trên 766.000ha (vùng lúa chất lượng cao chiếm 70% diện tích) và sản lượng đạt trên 4,5 triệu tấn/năm. Sản lượng gạo hàng năm trên 3,1 triệu tấn, sản phẩm gạo chất lượng cao, hương vị tự nhiên, dẻo mềm, thơm hạt,... đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hàng năm trên 500.000 tấn gạo.

Gian hàng trưng bày sản phẩm của Kiên Giang tại Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2018 được đông đảo người ghé thăm, mua sắm

Diện tích lúa chất lượng cao tăng dần theo từng vụ, hướng nông dân canh tác lúa theo quy trình VietGAP, 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm. Sử dụng nguồn giống lúa chất lượng cao đạt trên 90% diện tích, diện tích sử dụng cấp giống xác nhận 168.782 ha/vụ. 

Giai đoạn 2015 – 2020, quy hoạch phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo theo hướng VietGAP, diện tích 120.000ha, tập trung ở huyện: Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành và thành phố Rạch Giá đáp ứng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.

Cùng đó, chất lượng gạo đang được người dân Kiên Giang rất chú trọng. Ông Kim Dương Liễu, Giám đốc HTX Nông sản hữu cơ Rạch Giá, cho biết: “Để góp phần giảm bớt nguy cơ gây bệnh từ những thực phẩm trong những bữa ăn hàng ngày, HTX được thành lập với mục tiêu chuyên sản xuất và cung ứng các loại thực phẩm hữu cơ, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, gạo hữu cơ mang thương hiệu Agribio được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trên nền đất tôm lúa tại vùng U Minh Thượng. Với mô hình luân canh một vụ tôm lại một vụ lúa hoặc xen canh tôm lúa, nông dân nơi đây thường sử dụng các giống lúa mùa địa phương hoặc các giống trung mùa”.

Trong quá trình canh tác lúa để đảm bảo sức khỏe cho con tôm, nông dân hoàn toàn sử dụng các loại phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học, do đó những vùng đất sản xuất lúa của HTX đã được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về mức độ thân thiện với môi trường và chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn Organic. Do quản lý theo một chuỗi khép kín từ khâu giống, quy trình canh tác, thu mua, xay sát,chế biến đóng gói có truy xuất nguồn gốc nên khi đến với sản phẩm gạo hữu cơ Agribio của HTX, khách hàng có thể yên tâm về chất lượng.
 

Nông nghiệp được quan tâm

Bắt đầu từ năm 2018, một số địa phương trong tỉnh đã có kế hoạch thực hiện về chứng nhận VietGAP, hữu cơ cho sản phẩm nông sản như: lúa (Hòn Đất, Giồng Riềng, An Biên); hồ tiêu, khoai lang, ổi (Giồng Riềng); chanh, rau, khóm (Châu Thành); nấm rơm (Phú Quốc), lúa hữu cơ (An Biên, An Minh),… 

Sản phẩm gạo sạch hữu cơ Agribio của HTX Nông sản hữu cơ Rạch Giá

Bên cạnh đó, tỉnh cũng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất cây rau như: trồng rau thủy canh, rau nhà lưới, rau hữu cơ, rau đạt VietGAP; đầu tư hỗ trợ thực hiện mô hình tập trung vào các vùng chuyên canh rau hoa có giá trị kinh tế, các tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, hộ cá thể đủ điều kiện sản xuất; xây dựng vùng nông nghiệp đô thị công nghệ cao phục vụ dân cư đô thị và khách du lịch ở thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện đảo Phú Quốc.

Cùng đó, Kiên Giang hiện cũng đang chú trọng đẩy mạnh giới thiệu và quảng bá sản phẩm nông nghiệp tới các tỉnh, thành trên cả nước.

Ông Phùng Hữu Tiềm, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Vừa qua, lần đầu tiên tỉnh Kiên Giang tham gia Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2018 đươc tổ chức tại Hà Nội nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương tới người dân cả nước và tìm kiếm đối tác kết nối cung cầu. Các đặc sản của tỉnh Kiên Giang chúng tôi mang đến gồm: Nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu, gạo hữu cơ, các sản phẩm chế biến từ thủy sản, khô mắm, dứa,…Qua những ngày đầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chúng tôi đã ký kết được với siêu thị BigC để tiêu thụ sản phẩm khóm. Cùng đó, chúng tôi cũng đã kết nối được với Công ty CP kinh doanh, chế biến nông sản Bảo Minh để tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu và dứa. Còn chanh không hạt, măng cụt đã liên kết được với doanh nghiệp Bữa ăn an toàn. Đối với gạo hữu cơ thì đã liên kết tiêu thụ được với HTX Dịch vụ nông nghiệp và thương mại Chợ Việt…”

Năm 2019, Kiên Giang tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các tiểu vùng sinh thái cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Qua đó, xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và lộ trình thực hiện theo các ngành hàng chủ lực của tỉnh (trọng tâm là lúa và thủy sản). Phấn đấu sản lượng lúa đạt 4,3 triệu tấn, tỷ lệ sản xuất lúa chất lượng cao chiếm trên 80%; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 834.000 tấn.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm