| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Nam Định mất ít nhất 130 tỷ!

Thứ Hai 29/10/2012 , 11:11 (GMT+7)

UBND tỉnh Nam Định đã có 3 công điện khẩn chỉ đạo các địa phương khẩn trương đưa tàu thuyền vào bờ và neo trú, sơ tán dân, gấp rút thu hoạch lúa mùa và tiêu úng.

* Tối qua, 3 PCT UBND tỉnh Nam Định trực tiếp đi chống bão

Ông Lê Xuân Thủy, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định đang chỉ đạo công tác đối phó với bão tại huyện Giao Thủy cho biết, kể từ đầu giờ chiều qua (28/10), tại Nam Định đã xẩy ra mưa với cường độ càng ngày càng lớn.

Tới 18h chiều, sau khi quét qua khu vực ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) trong khoảng 3h đồng hồ, bão Sơn Tinh đã đổ bộ trực diện vào các huyện ven biển tỉnh Nam Định. Đến chiều tối, tại huyện Giao Thủy đã có gió bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11. Lượng mưa đo được trong ngày tính tới 18h tại đây đã lên tới trên 80 ml.

UBND tỉnh Nam Định đã có 3 công điện khẩn chỉ đạo các địa phương khẩn trương đưa tàu thuyền vào bờ và neo trú, sơ tán dân, gấp rút thu hoạch lúa mùa và tiêu úng phòng chống ngập cho lúa và hoa màu vụ đông. Khoảng 13.100 người dân đã được di dời đến nơi an toàn.

Về hoa màu, tính tới ngày hôm qua toàn tỉnh vẫn còn hơn 5.000 ha lúa mùa (chiếm 7% diện tích lúa toàn tỉnh) vẫn chưa kịp thu hoạch, trong đó có hơn 3.000 ha là lúa đặc sản chất lượng cao. Đáng lo ngại nhất là hơn 11 nghìn ha cây vụ đông của Nam Định, trong đó khoảng 2.000 ha được trồng trên đất hai lúa sẽ có nguy cơ ngập úng nặng. Tính toán, chỉ cần 50% lúa và cây trồng vụ đông bị thiệt hại trong trận bão này, nông nghiệp Nam Định mất không dưới 130 tỷ đồng. 

Tối qua, tỉnh Nam Định đã cử 3 Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì 3 đoàn công tác về 3 huyện ven biển trực tiếp chỉ đạo chống bão. Một số tuyến đê sông, đê biển xung yếu như đê Cồn Xanh, đê biển tại các xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng) đã được tiến hành gia cố hộ đê hoàn chỉnh vào lúc 17h chiều qua.

Nông dân ĐBSH chủ quan!

+ Ông Nguyễn Quang Đồng - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương: “Hiện tại Hải Dương còn khoảng 3.000 ha lúa trà trung và 3.000 ha trà muộn, trong đó có trên 2.000 ha nếp cái hoa vàng mới trỗ. Lo ngại lớn nhất lúc gió bão này là mưa lớn có thể gây hại 22.500 ha rau màu mới trồng. Lúa ngập vài ngày không sao nhưng rau màu ngập một hai ngày là hỏng hết nên tỉnh phải tập trung chuẩn bị cho công tác tiêu úng”.

+ Ông Trần Xuân Định - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thái Bình: “Chúng tôi đã có thông báo cho các địa phương từ rất sớm phải cấp tốc gặt lúa để tránh mưa bão nhưng nông dân chủ quan lắm, họ bảo không có gió bão ở thời điểm này. Hôm qua, hôm kia Thái Bình vẫn còn cỡ 10.000 ha lúa, thấy tình hình mưa bão căng thẳng chúng tôi phải tuyên truyền gấp việc gặt nhưng hiện vẫn còn khoảng 5.000 ha lúa ngoài đồng tập trung chủ yếu ở huyện Tiền Hải. Ngoài lúa, vụ đông chúng tôi có khoảng 30.000 ha rau màu. Lo nhất là ngô đang non, chưa ra rễ chân kiềng sẽ bị gió bẻ gãy; bí, dưa bị ngập sẽ thối nhũn, riêng về trên 1.000 ha khoai tây mới trồng được 3 - 4 ngày, chưa bật rễ chúng tôi chỉ đạo nếu ngập nước sẽ moi cả củ lên để cứu lấy giống”.

Dương Đình Tường

 

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tăng hơn 20% điện năng cung cấp tháng cao điểm nắng nóng

Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định điều chỉnh tăng điện năng cung cấp 4 tháng mùa khô (4, 5, 6, 7) năm 2024 từ 109,183 tỷ kWh lên 111,468 tỷ kWh.