| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Quảng Bình 2009: Thắng lợi toàn diện

Thứ Tư 27/01/2010 , 10:44 (GMT+7)

Cho dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, nhưng nông nghiệp tỉnh Quảng Bình năm 2009 được xem là thắng lợi toàn diện trên tất cả các mặt.

Cho dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, nhưng nông nghiệp tỉnh Quảng Bình năm 2009 được xem là thắng lợi toàn diện trên tất cả các mặt. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 980.600 triệu đồng, tăng gần 5% so với năm 2008...

Theo Tiến sỹ Trần Văn Tuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình thì: “Để có bước phát triển vững chắc, ngành NN-PTNT tỉnh đã phát huy thế mạnh, từng bước phát triển vùng cây công nghiệp như: thông nhựa, cao su, lạc, sắn...; tập trung thực hiện công tác Khuyến nông - Khuyến ngư - Khuyến lâm, đầu tư cho thuỷ lợi, giống mới, kỷ thuật thâm canh, bảo vệ thực vật. Nhiều bộ giống năng suất cao, chất lượng cao, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với vùng đất Quảng Bình được đưa vào thâm canh cho năng suất cao, được bà con nông dân ưa chuộng như: Xi23, X21, IR353 – 66, P6, P4, bộ giống lúa vụ hè thu IR504, CN2, KD18, Xuân Mai, HT1, DT122, PC6; Giống ngô C919, lạc L14... Đồng thời lực lượng KHKT tiếp tục nguyên cứu khảo nghiệm giống mới, sản xuất và cung ứng giống kỹ thuật, giống có năng suất cao, có khả năng kháng chịu sâu bệnh...”.

Trong năm qua, diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 66.276 ha, sản xuất nông nghiệp đã chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sản lượng sang sản xuất nông nghiệp giá trị, chất lượng cao. Toàn tỉnh đã có 8.300 ha chuyển đổi đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha. Sản lượng lương thực đạt trên 26,4 vạn tấn (tăng gần 2.800 tấn so với năm 2008).

Về thủy sản, Ngành NN-PTNT tập trung chỉ đạo quản lý tàu thuyền, đầu tư ngư lưới cụ, thành lập các tổ đội đoàn kết khai thác trên biển. Hiện nay, toàn tỉnh đã có đội tàu 4.650 chiếc, với tổng công suất 148.422 CV. Sản lượng khai thác thuỷ sản đạt trên 35.600 tấn (đạt 113,7% kế hoạch). Cùng với đẩy mạnh khai thác trên biển, Quảng Bình tiếp tục đưa nuôi trồng thủy sản vào kinh tế đột phá mũi nhọn. Tổng diện tích thả nuôi hàng năm đạt gần 4.600 ha, sản lượng đạt trên 8.200 tấn, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Lĩnh vực chăn nuôi cũng đã được phát triển toàn diện cả về tổng đàn và chất lượng. Tổng đàn gia súc có gần 580.500 con (trung bình tăng 5% hàng năm); tổng đàn lợn gần 406.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 45.400 tấn (đạt 116% so với kế hoạch). Giá trị sản xuất trong chăn nuôi tăng lên gần 400.000 triệu đồng năm 2009, chiếm tỷ trọng gần 41% trong giá trị sản xuất nông nghiệp.

Trên mặt trận Lâm nghiệp đã tập trung vào khâu giao đất, giao rừng, mở rộng diện tích khoanh nuôi, bảo vệ vốn rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần quan trọng vào việc tái tạo, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng, đưa độ che phủ rừng lên 67%. Toàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh phong trào toàn dân thi đua “phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, “chống cát bay, cát lấp”, góp phần tích cực thực hiện chương trình 5 triệu rừng ha của cả nước. Các địa phương trong tỉnh đã trồng được gần 24.000 ha rừng tập trung, trên 20 triệu cây phân tán. Chương trình đa dạng hoá nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo phát triển cây cao su đều khắp toàn tỉnh. Hiện đã có trên 13 ngàn ha cao su và trong tương lai gần có thể đạt đến con số trên 20 ngàn ha.

Tại Hội nghị tổng kết nông nghiệp năm 2009, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình: Định hướng tới của ngành NN-PTNT là tiếp tục giữ vững an ninh lương thực, chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp giá trị, chất lượng cao. Vùng thâm canh lúa cao sản, chất lượng 32.000 ha; phấn đấu có 9.500 ha canh tác đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha.

Phải tạo được chuyển biến thực sự để đẩy nhanh sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp trên cơ sở chú trọng chất lượng hạt gạo, chất lượng nông sản. Thực hiện quy hoạch vùng trồng cao su, trồng rừng kinh tế, sản xuất rau an toàn, vùng chăn nuôi tập trung trang trại; vùng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, các công trình thuỷ lợi, hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, nhà văn hoá, thiết chế văn hoá cơ sở, cấp nước sinh hoạt và thoát nước được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. 159/159 xã phường có đường ô tô về đến trung tâm; trên 70% số hộ dân được dùng nước sạch và có 98,7% số xã, phường, thị trấn có lưới điện quốc gia. Toàn ngành đã tập trung khảo sát, thiết kế, thi công 191 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ. Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản khép kín bê tông hoá, kiên cố kênh mương nội đồng. Năng lực tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi tăng 4% so với năm trước.

Sở NN-PTNT đã thực hiện chỉ đạo sát sao công tác hoạt động chuyển giao KHKT, dịch vụ, chuyển đổi HTX, phát triển mô hình trang trại. Các Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Giống Thuỷ sản và Vật nuôi đã triển khai nhiều mô hình có hiệu quả như: mô hình 3 tăng 3 giảm, lạc xen cao su, lạc cao sản, cây ăn quả, mô hình rau vụ đông; bò lai Sind, lợn ngoại, lợn F1, gà Ai Cập, Lương Phượng, vịt siêu trứng, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm bạc, cá rô phi, cá chẽm, cá hồng Mỹ...

Toàn tỉnh có 1.170 trang trại (tăng 271 trang trại so với năm 2008), với tổng diện tích hàng nghìn ha, tổng vốn đầu tư trên 150.000 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hơn 6.315 lao động. Đây là mô hình sản xuất kinh doanh dựa trên tiềm năng đất đai vùng gò đồi, bãi cát ven biển, hồ đầm, sông ngòi để phát triển ngành nghề kinh doanh phù hợp, vừa giải quyết lao động ở nông thôn, vừa tạo ra nhiều sản phẩm để tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều trang trại thu lãi từ 100 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/năm.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm