| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp TP HCM: 200 triệu đồng/ha vào năm 2015

Thứ Tư 19/01/2011 , 10:22 (GMT+7)

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp…, nhưng sản xuất nông nghiệp ở TP HCM mấy năm qua luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá tốt...

Cá cảnh sẽ là sản phẩm thủy sản chủ lực của TP HCM

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp…, nhưng sản xuất nông nghiệp ở TP HCM mấy năm qua luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá tốt, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp cả nước.

Năm 2010, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp thành phố đạt 5% (cả nước 2,8%). Đây cũng là mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006- 2010, trong khi mức tăng trưởng bình quân của nông nghiệp cả nước trong giai đoạn này chỉ là 3,36%/năm.

Có được mức tăng trưởng như trên, trước hết là nhờ vào sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm những cây trồng, vật nuôi hiệu quả kém sang những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, đáng chú ý là diện tích lúa liên tục giảm mạnh qua hàng năm.

Riêng trong năm 2010, diện tích lúa đã giảm tới 10,1% so năm 2009, xuống chỉ còn trên 24 ngàn ha. Trong khi đó, các loại cây trồng có giá trị cao đều tăng trưởng mạnh so với năm 2009: diện tích rau đạt 13.000 ha, tăng 30%, với sản lượng 284.336 tấn; diện tích hoa, cây kiểng đạt 1.190 ha, tăng 14,5%; diện tích trồng cỏ chăn nuôi đạt 3.000 ha, sản lượng 720 ngàn tấn, tăng 13,8% về diện tích và 34,5% về sản lượng…

Ngành chăn nuôi cũng tăng trưởng mạnh ở các vật nuôi chủ lực như heo, bò. Năm 2010, tổng đàn heo thành phố đạt khoảng 343 ngàn con, tăng 11,7% so năm 2009. Tổng đàn trâu bò đạt 109.998 con, trong đó, bò sữa là 79.800 con (62% đàn bò sữa cả nước), tăng 7,3%/năm. Điều đáng chú ý là trong năm qua, trên địa bàn thành phố, tình hình dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng được kiểm soát, không phát sinh dịch bệnh, giúp đàn gia súc thành phố giữ được mức tăng trưởng ổn định.

Ngành thủy sản cũng vừa có một năm tăng trưởng ấn tượng. Nếu như tổng sản lượng thủy sản những năm trước luôn theo hướng năm sau giảm so với năm trước, thì đến năm 2009 đã tăng rất nhẹ trở lại, và đến năm 2010 có sự tăng trưởng một cách nổi bật. Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 là 47.125 tấn, tăng 9,8% so năm 2009. Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt tới 25.125 tấn, tăng 15,8% so năm 2009.

Tôm nước lợ và cá cảnh là những sản phẩm nuôi trồng đáng chú ý nhất. Năm qua, sản lượng tôm của thành phố đạt 11.815 tấn (tăng 25,8% so năm 2009), còn số lượng cá cảnh ước đạt 60 triệu con (tăng 7,1%), trên 7,5 triệu con cá cảnh đã được xuất khẩu với giá trị hơn 6,2 triệu USD. Đàn cá sấu cũng tăng trưởng khá trong năm qua khi đạt 170 ngàn con, tăng 6,3% so 2009…

Trong năm qua, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn TP HCM đã đạt trên 8.911 tỷ đồng (chăn nuôi 3.977,9 tỷ đồng; trồng trọt 2.334,6 tỷ đồng; thủy sản 1.700 tỷ đồng; lâm nghiệp 89,1 tỷ đồng và dịch vụ nông lâm ngư nghiệp 809,8 tỷ đồng). Tính ra, bình quân mỗi ha sản xuất nông nghiệp ở TP HCM đã đạt giá trị 155 triệu đ/năm, cao gấp đôi so với mức kế hoạch (71,5 triệu đ/ha/năm vào 2010). Trên cơ sở đó, trong chương trình phát triển nông nghiệp đến 2015, ngành nông nghiệp TP HCM đã mạnh dạn đề ra mục tiêu đạt giá trị sản xuất bình quân 200 triệu đ/ha/năm vào năm 2015.

Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp TP HCM sẽ tiếp tục duy trì ở mức bình quân 5%/năm từ nay đến 2015. Và với những định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi như trên, đến năm 2015, chăn nuôi sẽ chiếm 39% tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp của TP HCM, tiếp đó là trồng trọt 25%, thủy sản 19%, dịch vụ 14,8% và lâm nghiệp 1,2%.
Để đạt được mục tiêu trên, sản xuất nông nghiệp của TP HCM vẫn tiếp tục được định hướng chuyển dịch theo hướng giảm mạnh các loại cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả chuyển sang những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu người dân TP cũng như xuất khẩu. Về trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa cả năm sẽ giảm xuống chỉ còn chừng 16.700 ha. Trong khi diện tích rau sẽ tăng lên 15.000 ha (toàn bộ là rau an toàn), cây hoa kiểng 2.100 ha, cỏ chăn nuôi 3.500 ha, cao su 3.500 ha…

Trong chăn nuôi, bò sữa vẫn là con vật nuôi chủ lực và sẽ tiếp tục được định hướng tăng đàn lên 82.100 con vào 2015. Trong khi đàn heo sẽ giảm bớt vài chục ngàn con so với hiện nay. Thủy sản cũng sẽ tăng dần lên thành một trong những ngành sản xuất chủ lực của nông nghiệp thành phố, với tổng sản lượng ước đạt 55.120 tấn vào 2015. Trong đó, thành phố sẽ tập trung vào tăng sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ.

Bên cạnh đó, các loài thủy sản mang tích đặc sản hoặc phục vụ nhu cầu giải trí như cá sấu, ba ba, cá cảnh cũng sẽ được coi là những mũi nhọn của thủy sản thành phố bởi vừa có giá trị cao, vừa phù hợp với nông nghiệp đô thị. Theo đó, đàn cá cảnh từ số lượng 60 triệu con trong năm 2010 sẽ tăng gấp đôi vào 2015, cá sấu từ 170 ngàn con tăng lên 195 ngàn con, ba ba từ 150 ngàn con tăng lên 200 ngàn con.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất