| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Vĩnh Phúc hoá giải bài toán khó

Thứ Tư 23/06/2010 , 11:55 (GMT+7)

Bài toán khó đặt ra cho tỉnh là làm sao phát triển nông nghiệp với một diện tích ngày càng thu hẹp...

Vĩnh Phúc là tỉnh đất chật, người đông cộng với xu thế phát triển nhanh chóng của các khu, cụm công nghiệp nên đất nông nghiệp càng ngày càng thu hẹp lại. Bài toán khó đặt ra cho tỉnh là làm sao phát triển nông nghiệp với một diện tích ngày càng thu hẹp, với một xu thế nông dân ngày càng ly hương một nhiều hơn.

Trong 5 năm qua, Vĩnh Phúc đã giải xuất sắc bài toán đó vừa đảm bảo an ninh lương thực, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch rõ nét vừa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo hướng năng suất, chất lượng, giá trị cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 2005-2010 dự kiến đạt 6,2%/năm - một con số trong mơ của nhiều địa phương thuần nông chứ không nói đến một tỉnh đã sắp công nghiệp hoá xong như Vĩnh Phúc. Cơ cấu nội bộ ngành cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng.

Dù thế, quy mô ngành trồng trọt vẫn không ngừng tăng. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị hàng hoá cao như rau, đậu tương, hoa, cây cảnh..., giảm dần diện tích khoai lang, sắn. Đã hình thành và ổn định tập quán sản xuất 3 vụ/năm. Đã và đang hình thành vùng sản xuất hàng hoá với một số cây trồng như rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây thức ăn gia súc... Đặc biệt với chính sách đầu tư của tỉnh xây dựng các vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa bằng việc hỗ trợ nông dân 100% giống đến nay đã xây dựng được vùng sản xuất ớt Redchillifi diện tích 12ha tại Nông trường Tam Đảo, 21 vùng sản xuất bí đỏ diện tích 346,5ha, 8 vùng sản xuất dưa chuột diện tích 235ha, 5 vùng sản xuất cà chua lai diện tích 70ha, 10 vùng sản xuất bí xanh diện tích 118ha, 3 vùng sản xuất dưa hấu diện tích 30ha, 4 vùng sản xuất rau su su 142ha…. Ngay với cây lúa, 1.320ha sản xuất lúa chất lượng cao Hương Thơm số 1 tại địa bàn các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương cũng được hình thành.

Trong chăn nuôi, Vĩnh Phúc nổi tiếng với chính sách phát triển vững chắc đàn bò sữa, tránh được “luồng gió độc” của phong trào ồ ạt nhập bò sữa ngoại mấy năm trước mà nhiều địa phương sau đó phải ngậm ngùi sửa sai. Vĩnh Phúc cũng là địa phương tiên phong trong hỗ trợ thiến bò cóc, cải tạo chất lượng bò thịt cũng như tăng đàn rất nhanh chóng. Chăn nuôi trang trại là một định hướng hợp xu thế. Đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm trang trại lợn với quy mô trung bình từ 50 – 100 con thậm chí có trại nái tới 600 con, trại lợn thịt hàng nghìn con; hàng chục trại bò thịt, bò sữa với quy mô từ 20 – 40 con, hàng trăm trại gà với quy mô từ vài ngàn đến vài chục ngàn con. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, chăn nuôi phát triển bền vững, Vĩnh Phúc đã ban hành chính sách độc đáo xây dựng thí điểm các mô hình chăn nuôi tập trung tương tự như cụm, khu công nghiệp trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, cấp thoát nước, tường rào bảo vệ...

Quy mô mỗi khu chăn nuôi tập trung từ 10-20ha. Năm 2008 tỉnh cho phép xây dựng 12 khu sản xuất chăn nuôi tập trung, năm 2009 thêm 25 khu. Thuỷ sản được xác định đột phá khẩu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành bình quân 15,43%/năm (năm 2001, giá trị sản xuất thuỷ sản chỉ 39,05 tỷ đồng năm 2009 vọt lên 123,06 tỷ đồng). Các giống thuỷ sản mới có năng suất và giá trị kinh tế cao như chép lai, rô phi đơn tính, chim trắng, tôm càng xanh... được đưa vào sản xuất. Bên cạnh việc nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống, nhiều nông dân đã áp dụng các hình thức nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp. Nhiều án cải tạo vùng trũng được gấp rút triển khai nâng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2009 đạt 7.034ha, tổng sản lượng thuỷ sản 14.121 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm 89,08%.

Xưa Vĩnh Phúc là nơi khởi đầu của cơ chế “khoán 10” với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc nổi tiếng cả nước, nay Vĩnh Phúc đã và đang thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về “Nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân”. Đây cũng là nơi khởi đầu của cả nước về thực hiện Nghị quyết số 26 của TW về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”... Với tinh thần lấy nguồn thu công nghiệp, thương nghiệp đầu tư ngược vào nông nghiệp, lấy thành thị vực dậy nông thôn. Từ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề, sắp xếp bố trí dân cư, hỗ trợ mua máy móc, thiết bị sản xuất đến tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ của các HTXNN, các loại hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp được hình thành. Điện, đường, trường, trạm vùng nông thôn cơ bản được giải quyết, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện. Một bộ mặt nông thôn mới đang hình thành, đó cũng là tiền đề để Vĩnh Phúc phấn đấu đảm bảo hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh vào năm 2020.

Thông qua các phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển sản xuất, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến là tập thể, cá nhân tiêu biểu trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, dịch vụ phục vụ sản xuất như: Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư, Chi cục BVTV…

Hàng loạt điển hình của nông dân như mô hình sản xuất rau su su an toàn của hộ gia đình ông Lưu Văn Thành ở thị trấn Tam Đảo thu nhập mỗi năm từ 320-350 triệu đồng; mô hình trang trại và kinh tế đồi rừng của ông Phạm Văn Hải xã Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch lãi mỗi năm từ 550-580 triệu đồng; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của ông Đào Văn Bằng, xã Kim Long, huyện Tam Dương lãi mỗi năm từ 300-350 triệu đồng…

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm