| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp xuất siêu 3,7 tỷ USD trong tám tháng

Thứ Năm 26/08/2010 , 15:45 (GMT+7)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 3,7 tỷ USD trong tám tháng đầu năm nay.

Chế biến dứa xuất khẩu tại Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 3,7 tỷ USD trong tám tháng đầu năm nay.

Hoạt động xuất khẩu nông sản tám tháng đầu năm đạt kết quả tốt, nhất là những tháng giữa năm khi yếu tố thị trường thế giới có lợi cho mặt hàng lương thực thực phẩm.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 8 ước đạt 1,75 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này tám tháng đầu năm lên mức 12,2 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2009.

Các mặt hàng nông sản chính đạt 6,5 tỷ USD, tăng 16,6%; thủy sản đạt 2,95 tỷ USD, tăng 12,9%; lâm sản đạt 2,28 tỷ USD, tăng 35,8%.

Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và vật tư, nguyên liệu tám tháng đầu năm ở mức 8,5 tỷ USD, tăng đến 28,9% so với cùng kỳ năm 2009. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn là phân bón, thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ.

Diễn biến thời tiết bất thường ở nhiều nơi trên thế giới, cộng với giá lúa mỳ tăng cao khiến nhiều nước châu Phi chuyển sang mua gạo, làm nhu cầu gạo trên thị trường thế giới tăng, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tổng lượng gạo xuất khẩu tám tháng của Việt Nam đạt khoảng 5 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,4 tỷ USD, tăng cao cả về lượng (8,2%) và giá trị (12,8%) so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do chỉ tiêu xuất khẩu gạo đã gần đạt nên từ giờ đến cuối năm, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không ký kết thêm nhiều hợp đồng.

Với mặt hàng cao su, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 89% do giá tăng mạnh trong năm nay, gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái, bình quân bảy tháng đầu năm đạt 2.752 USD/tấn. Thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, chiếm tới 68% về lượng và 56,5% về giá trị.

Xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ năm nay gặp nhiều thuận lợi sau khi nền kinh tế phục hồi, các thị trường nhập khẩu lớn đều có sự tăng trưởng từ 10-200% so với cùng kỳ năm 2009.

Các nước EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao với khối lượng  trên 200.000 tấn, chiếm 28,5% tổng khối lượng xuất khẩu thủy sản, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2009 và giá trị 621 triệu USD chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tăng 7,6%. Hai thị trường Nhật Bản và Mỹ cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng khá ở mức xấp xỉ 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ Nông nghiệp, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sẽ đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng khoảng 700 triệu USD so với năm 2009.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm