| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Yên Bái vượt lên bão tố

Thứ Bảy 09/01/2021 , 10:13 (GMT+7)

Năm 2020 đã khép lại với rất nhiều thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nông nghiệp Yên Bái đã vượt lên một cách thần kỳ…

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm gian hàng OCOP của Yên Bái. Ảnh: Thái Sinh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm gian hàng OCOP của Yên Bái. Ảnh: Thái Sinh.

Có thể nói năm 2020 là một năm đầy bão tố đối với ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái: Rét đậm rét hại đầu năm, hạn hán kéo dài, giông lốc cùng bão lụt liên miên, dịch bệnh hoành hành… trở thành phép thử để sản xuất nông nghiệp Yên Bái phải vượt lên.

Tổng diện tích cây lương thực có hạt cả năm là 72.217 ha, sản lượng đạt 319.771 tấn. Trong đó diện tích lúa 42.862 ha, năng suất bình quân đạt 50 - 55 tạ/ha, sản lượng 217.434 tấn, tăng gần 3.000 tấn so với năm 2019. Đây là kỳ tích chưa từng có trong vòng 10 năm qua kể cả về diện tích và sản lượng. Một sự bứt phá thần kỳ khi người dân đã sử dụng nhiều giống lúa tiến bộ có năng suất và chất lượng cao, như: Chiêm Hương, Séng Cù, ĐS1, Ly 2099, J02, Bắc Thơm...

Cánh đồng lúa chất lượng cao của thị xã Nghĩa Lộ. Ảnh: Vũ Chiến.

Cánh đồng lúa chất lượng cao của thị xã Nghĩa Lộ. Ảnh: Vũ Chiến.

Những cánh đồng trọng điểm lúa: Mường Lò, Đại Phú An, Mường Lai, Minh Quân… đạt từ 62 - 65 tạ/ha. Đây là những vùng sản xuất lúa chất lượng cao nổi tiếng của Tây Bắc, với 3.000 ha lúa chất lượng cao, mỗi năm Yên Bái cung cấp ra thị trường khoảng 7.500 - 9.000 tấn gạo đặc sản. Từ đó đã nâng cao giá trị mỗi đơn vị sản xuất, bình quân thu nhập trên mỗi hecta năm 2020 của Yên Bái đạt 65 triệu đồng.

Diện tích chè hiện nay của Yên Bái là 7.373 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 7.150 ha. Mặc dù hạn hán đầu năm, nhưng người dân đã ứng dụng các tiến bộ khoa học trong việc chăm sóc đồi chè nên sản lượng đạt 74.806 tấn, tăng gần 1.000 tấn so với kế hoạch đề ra, trong đó chè thường là 53.806 tấn, chè chất lượng cao 21.000 tấn. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong những năm qua người dân đã thay thế chè cũ bằng những giống chất lượng cao: LDP1, LDP2, Bát Tiên, Shan tuyết…

Rừng chè cổ thụ Suối Giàng một vùng chè nổi tiếng thế giới đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Năm 2019 phát hiện thêm vùng chè cổ thụ Sùng Đô với nhiều cây chè gần hai người ôm đã làm chấn động dư luận giới chế biến chè Việt Nam và thế giới, ngay lập tức vùng chè Sùng Đô được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Vùng chè Suối Giàng cùng với vùng chè Sùng Đô, Phình Hồ trở thành vùng chè đặc sản có diện tích trên 800 ha, trong đó có hơn 500 ha chè tự nhiên, 300 ha trồng mới đang thu hút nhiều doanh nghiệp tới chế biến. Trong đó có nhiều sản phẩm đạt OCOP, giá từ 2 - 10 triệu/kg chè.

Ngày15/1/2020 tỉnh Yên Bái công bố hết dịch tả lợn Châu Phi, một cú đánh của dịch bệnh đã buộc phải tiêu hủy 28.098 con, trọng lượng 1.265,3 tấn. Ngay sau khi công bố hết dịch, tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách hỗ trợ người chăn nuôi để nhanh chóng khôi phục đàn gia súc. Tổng đàn gia súc chính 658.000 con, trong đó đàn trâu 98.000 con, đàn bò 31.500 con, đàn lợn 528.500 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 55.800 tấn, trong đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc chính đạt 47.800 tấn.

Tổng diện tích rừng trồng của Yên Bái hiện có 217.537 ha, năm 2020 trồng mới 16.730 ha, khai thác gỗ rừng trồng được 576.845 m3, thu 130 tấn nhựa thông, 85.240 tấn măng các loại, 4.522 tấn sơn tra, 615 tấn thảo quả, 17.773 tấn vỏ quế, 74.457 tấn cành lá quế phục vụ cho chế biến tinh dầu và nhiều sản phẩm thu hoạch ngoài gỗ.

Quế nguồn thu rất lớn của nông dân Yên Bái. Ảnh: Thanh Miền.

Quế nguồn thu rất lớn của nông dân Yên Bái. Ảnh: Thanh Miền.

Hiện nay Yên Bái có 78.000 ha quế, tập trung ở các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên. Riêng huyện Văn Yên có 40.000 - 42.000 ha quế, sản lượng khai thác mỗi năm từ 15.000 - 17.000 tấn quế vỏ, 350 tấn tinh dầu, 65.000 m3 gỗ, tổng giá trị thu nhập trong nhân dân trên 600 - 650 tỷ đồng.

Năm 2020, tỉnh Yên Bái đã cấp chứng chỉ rừng FSC cho 8.000 ha, ở 3 huyện: Trấn Yên 2.000 ha, Lục Yên 3.000 ha, Yên Bình 3.000 ha. Đây là việc làm cần thiết để gỗ rừng trồng Yên Bái đến được thị trường lớn trên thế giới.

Ván bóc là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất tỉnh Yên Bái. Ảnh: Thái Sinh.

Ván bóc là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất tỉnh Yên Bái. Ảnh: Thái Sinh.

Rừng trồng trở thành trụ cột kinh tế vững chắc của Yên Bái, nhiều sản phẩm gỗ rừng trồng đã xuất khẩu sang các thị trường: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước châu Âu.

GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT Yên Bái Đinh Đăng Luận trao chứng nhận xã đạt chuẩn NTM cho xã Đại Đồng. Ảnh: Thái Sinh.

GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT Yên Bái Đinh Đăng Luận trao chứng nhận xã đạt chuẩn NTM cho xã Đại Đồng. Ảnh: Thái Sinh.

Hết năm 2020,  tỉnh Yên Bái có 76/150 xã đạt chuẩn NTM, cao gấp 1,4 lần bình quân chung của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trong đó năm 2020 hoàn thành 12 xã NTM, huyện Trấn Yên là huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Bắc, TP Yên Bái và TX Nghĩa Lộ đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Yên Bái hiện có 86 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 4 sao, 80 sản phẩm 3 sao. Những sản phẩm nổi tiếng: Tuyết Sơn Trà Suối Giàng, Bưởi Đại Minh, gạo Séng Cù, miến đao Giới Phiên... đã trở thành thương hiệu của mỗi địa phương.

Để giúp người dân bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn, Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng đã ký 47 hợp đồng ủy thác đối với 59 cơ sở thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó có 27 nhà máy thủy điện, 9 cơ sở cung cấp nước sạch, 16 cơ sở sản xuất công nghiệp,

Tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2020 đã thu được hơn 109 tỷ đồng, bằng 109,2% kế hoạch. Đây là số tiền thu lớn nhất từ trước tới nay để chi trả cho 17.000 hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng, 4 ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, 3 công ty lâm nghiệp, lâm trường và 7 doanh nghiệp trồng rừng.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp 17.000 hộ dân có thu nhập. Ảnh: Thái Sinh.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp 17.000 hộ dân có thu nhập. Ảnh: Thái Sinh.

Tiềm năng thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2021 - 2025, ngoài 59 cơ sở sản xuất thủy điện, nước sạch và sản xuất công nghiệp đang thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng còn có 26 dự án thủy điện hiện đang xây dựng và đã được cấp phép xây dựng, với tổng công suất 326,9 MW. Số tiền dịch vụ môi trường rừng từ các nhà máy thủy điện sẽ được bổ sung thêm trên 41 tỷ đồng vào năm 2025. Ngoài ra, còn 48 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng gần 10 triệu m3 nước/năm và 6 cơ sở nuôi trồng thủy sản phải thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được bổ sung trên 1 tỷ đồng mỗi năm.

Ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái vừa trải qua một năm đầy bão tố để trở thành trụ cột kinh kế quan trọng bậc nhất, đảm bảo cho sự phát triển bền vững các ngành kinh tế khác góp phần tích cực cho sự ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của người dân.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Sáng 29/3, giông lốc cuốn bay nhiều mái nhà, 1 người phải đi cấp cứu

LÀO CAI Giông lốc, mưa đá vào rạng sáng nay đã gây thiệt hại tài sản của người dân trên địa bàn huyện Bát Xát.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất