| Hotline: 0983.970.780

Nông sản chảy ngược: Khi cây dứa Queen "vượt biên"

Thứ Ba 01/03/2011 , 13:15 (GMT+7)

Còn ít ngày nữa là đến mùa thu hoạch dứa, nhưng khắp vùng Na Lốc - Cốc Phương cơn sốt dứa bắt đầu từ cuối năm 2010 đến nay vẫn chưa thôi hạ nhiệt. Các chủ đầu mối thu mua của Việt Nam và Trung Quốc vẫn ngày đêm đến các gia đình trồng dứa đặt hàng…

Còn ít ngày nữa là đến mùa thu hoạch dứa, nhưng khắp vùng Na Lốc - Cốc Phương cơn sốt dứa bắt đầu từ cuối năm 2010 đến nay vẫn chưa thôi hạ nhiệt. Các chủ đầu mối thu mua của Việt Nam và Trung Quốc vẫn ngày đêm đến các gia đình trồng dứa đặt hàng…

Khu vực Na Lốc- Cốc Phương là trung tâm vùng trồng dứa lớn nhất của huyện Mường Khương (Lào Cai). Thống kê chưa đầy đủ hiện Mường Khương có trên 1.000 ha dứa, được trồng tập trung ở xã Bản Lầu, riêng khu vực Na Lốc- Cốc Phương có tới 700 ha. Đây là giống dứa Queen do bà con dân tộc Mông lấy giống từ Trung Quốc về trồng từ năm 1990. Hai thôn Na Lốc, Cốc Phương có hơn 140 hộ, hầu như hộ nào cũng trồng dứa, nhà ít vài nghìn gốc, nhà nhiều thì mấy chục vạn gốc. Mấy anh em họ Thào: Thào Minh, Thào Dìn, Thào Diu là những người đầu tiên đưa cây dứa về đất Na Lốc- Cốc Phương trồng và canh tác theo kỹ thuật của Trung Quốc. Dứa họ trồng ra chủ yếu bán sang Trung Quốc, sau đó các nhà máy chế biến dứa của Việt Nam biết, đã đổ xô lên Mường Khương mua dứa.

Từ năm 1990 đến nay, cây dứa đã thống lĩnh vùng Na Lốc-Cốc Phương về giá cả và giá trị cây trồng. Từ vài đám nương dứa của mấy anh em nhà họ Thào, dứa đã lan rộng ra các thôn Na Lốc, Bãi Chuối, Đồi Gianh, Pặc Po. Theo thống kê năm 2004 vùng dứa này chỉ có 200 ha, nhưng đến nay diện tích dứa trên 1.000 ha, tính ra mỗi năm người dân trồng mới gần 200 ha.

Đây là diện tích dứa hàng hóa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, được người dân áp dụng kỹ thuật cao của Trung Quốc. Vì thế, không năm nào dứa ở đây mất mùa. Ngay khách hàng Trung Quốc phải thừa nhận dứa khu vực Na Lốc-Cốc Phương quả to, đều, chất lượng cao phù hợp cho chế biến công nghiệp, nhất là dứa ở đây lại thu hoạch trái vụ vào tháng 3 và tháng 12 dương lịch, khi dứa chính vụ các nơi đã kết thúc, cho nên rất đắt hàng.

Do thu hoạch trái vụ, vào mùa dứa chín khu vực Na Lốc-Cốc Phương luôn diễn ra cuộc đua tranh về giá vô cùng khốc liệt. Các nhà máy dứa Bắc Giang, Ninh Bình, Phú Thọ…liên tục tăng giá để giành giật dứa với các chủ hàng người Trung Quốc. Các chủ hàng người Trung Quốc thì có nhiều lợi thế: Cùng là người dân tộc Mông, hoặc là những người ở thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc) chỉ cách Na Lốc-Cốc Phương hơn 20km, họ sẵn sàng mua cả đồi dứa, trả tiền trước 2-3 tháng. Dứa queen "vượt biên" qua khu vực biên giới Na Lốc-Cốc Phương chỉ có vài bước chân lội qua suối Na Lốc, mùa cạn nước chỉ ngập ngang bắp chân. Việc mua bán không phải làm các thủ tục: Kiểm dịch thực vật, cota xuất nhập khẩu, thanh toán biên mậu qua các ngân hàng…

Vụ dứa tháng 12/2010 người Na Lốc-Cốc Phương bán chủ yếu cho các nhà máy dứa của Việt Nam với giá từ 3.500-3.700đ/kg, dứa cân lên xe thì trả tiền ngay sau đó. Theo ông Phạm Bá Uyên- Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương: Năng suất trung bình mỗi ha dứa từ 20-22 tấn, năm 2010 vùng dứa Na Lốc-Cốc Phương người nông dân thu khoảng 70 tỷ. Một nguồn thu lớn không cây gì vượt qua nổi cây dứa trên đất đồi núi. Thời gian trồng đến khi thu hoạch là 18 tháng, tính ra mỗi ha thu nhập từ trồng dứa 50-55 triệu/ha.

Vụ dứa cuối năm 2010 các thương nhân Trung Quốc bị "bật bãi", khi các nhà máy dứa của Việt Nam nâng giá và trả tiền ngay. Không thể để mất vùng nguyên liệu cận kề ngay sát nách, họ đã tung người mang tiền sang đặt hàng khi vụ dứa tháng 12/2010 kết thúc, giá dứa được đặt cọc mua từ 4.200-4.500đ/kg. Nếu hộ nào bán cả nương, ngay từ cuối tháng 12 họ đã thương thảo trả toàn bộ số tiền, chủ hộ chỉ giúp họ trông nom, bảo vệ cho đến khi thu hoạch. Còn việc phun thuốc cho quả lớn, phun quả chín, thu hoạch, vận chuyển qua biên giới do người mua chi trả.

Còn ít ngày nữa là đến vụ thu hoạch dứa tháng 3, không biết khi đó giá dứa sẽ như thế nào. Cứ như những gì đang diễn ra tại đây, thì vụ dứa Queen năm 2011 chủ yếu "vượt biên" cho những khách hàng Trung Quốc.

Ông Lý A Pao ở thôn Na Lốc 4, bán nương dứa 9 vạn gốc cho Sùng Quang người cùng thôn với giá là 90 triệu, tiền trả ngay từ tháng 12/2010, ông bảo: Sùng Quang nó mua dứa bán cho người bên Tàu thôi. Nó không chỉ mua dứa nhà mình, nó còn mua dứa của Khoàng A Lảng đấy…

Qua nhà Sùng Vềnh, ông Vềnh đi vắng con trai ông là Sùng Nhà và Sùng Ao đang ngồi trước cửa. Sùng Nhà bảo: Nhà mình có 8 vạn gốc dứa, trước Tết bán cho người Tàu 3 vạn gốc được 22.000 Tệ, tính giá bây giờ được trên 60 triệu…Tôi hỏi: Nhà ông Lý A Pao bán 9 vạn gốc chỉ được 90 triệu, trong khí đó nhà mình chỉ bán có 3 vạn gốc lại được hơn 60 triệu là sao?

Sùng Nhà cười: Ông Pao bán cho người bên mình chỉ được thế thôi, hồi ông Pao bán, giá 4.200đ/kg, khi bố mình bán giá trên 5.000đ/kg, bán cho người Tàu không phải bán qua tay người khác thì được giá như vậy. Nhà cháu còn 5 vạn gốc nữa, chưa bán đâu, chờ khi nào giá cao mới bán, chỉ bán cho người Tàu sang mua trực tiếp, trả tiền ngay, còn người Việt Nam thì không bán…Nói rồi Sùng Nhà kể tên một số người Mông ở khu vực Na Lốc-Cốc Phương nhận tiền mua dứa cho người Trung Quốc, như: Tổng Quan, Hoàng Pà và một số người ở bản Lầu cũng vào mua, nhưng chẳng mấy người bán, họ muốn bán thẳng cho người Trung Quốc để được giá cao.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm