| Hotline: 0983.970.780

Nông sản Long An đã sẵn sàng 'bơi ra biển lớn'

Thứ Năm 12/09/2019 , 21:19 (GMT+7)

Ngày 12/9, tỉnh ủy Long An có cuộc họp trực tuyến đánh giá kết quả 3 năm triển khai thực hiện “Chương trình thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Hội nghị trực tuyến tại tỉnh ủy Long An.

Long An thực hiện “Chương trình thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp” với các đề án vùng sản xuất “3 cây – 1 con” (cây lúa, cây thanh long, cây rau và con bò thịt).

Sau 3 năm thực hiện Long An đã xây dựng được 43 HTX, 151 tổ hợp tác. Nổi trội là vùng thanh long phát triển được  2.077,53 ha, đạt 103,9% kế hoạch. Để đảm bảo vùng thanh long phát triển bền vững ngành nông nghiệp Long An triển khai xây dựng chỉ dẫn địa lý cho thanh long Châu Thành trong thời gian tới.

Nếu như nhiều nông dân Long An tự áp dụng máy cấy trong sản xuất, ứng dụng bón lót hữu cơ, chế phẩm sinh học,... vào vùng lúa và thực hiện được 15.075 ha UDCNC (đạt 75,38% kế hoạch) thì vùng rau toàn tỉnh đã thực hiện được 1.476,8ha UDCNC (đạt 73,8% kế hoạch).

Đặc biệt, huyện Cần Giuộc xây dựng được 22 tổ liên kết rau an toàn, trong 14 HTX rau có 6 HTX đạt chuẩn VietGAP; 2 HTX được cấp sản xuất rau theo chuỗi ATVSTP; các HTX còn lại đều có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. Hơn thế, người trồng rau đã tự nhân rộng UDCNC trên 1.200 ha.

Mô hình sản xuất rau UDCNC tại Cần Giuộc lan tỏa trong các hộ dân.

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến, ông Phạm Văn Bốn, Bí thư huyện Cần Giuộc cho biết, các mô hình sản xuất rau UDCNC mang lại hiệu quả kinh tế là cây rau phát triển tốt hơn, sâu bệnh ít hơn, giảm được số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động,… năng suất cao hơn 15% - 20%, lợi nhuận cao hơn khoảng 2 triệu - 6 triệu đồng/1.000m2 đất so với trồng theo phương pháp truyền thống.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Dương Xuân (huyện Châu Thành) xây dựng vùng nguyên liệu 254 ha trong đó mô hình sản xuất thanh long đạt chuẩn VietGAP 21,5ha. Tham gia sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm với Công ty Nafood và các công ty trong và ngoài tỉnh tiêu thụ trái thanh long nhưng đại diện HTX vẫn rất e ngại cho tình trạng sản phẩm không GAP vẫn bán được giá như VietGAP.

Rau VietGAP Long An được ưa chuộng.

Ông Lê Minh Đức, giám đốc Sở Công Thương cho biết, trong 3 năm qua, Sở đã triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương không chỉ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mà còn ra nước ngoài như Campuchia, Trung Quốc... Tính đến tháng 9/2019 đã ký kết được 191 hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Xây dựng được 14 điểm bán thực phẩm an toàn tại các huyện và thành phố Tân An. Dự kiến đến cuối năm 2019, xây dựng được thêm 13 điểm bán thực phẩm an toàn.

Ông Minh Đức nhấn mạnh, để sản phẩm nông nghiệp có thể tiêu thụ được ở các thị trường lớn, khó tính phải đảm bảo các yếu tố: sản phẩm phải đạt ATTP, đạt tiêu chuẩn cao như VietGAP, GlobalGAP; Bao bì phải có truy xuất nguồn gốc; và việc kết nối hợp tác 2 bên phải đặc biệt giữ chữ tín. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nông dân tổ hợp tác, HTX cần phải thay đổi tư duy ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Khi xây dựng kế hoạch, người sản xuất cần phải xác định tiêu thụ ở đâu là quan trọng,   

Đánh giá cao thành quả triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp UDCNC của huyện Cần Giuộc, bí thư Tỉnh ủy Long An Phạm Văn Rạnh nhấn mạnh, việc thực hiện UDCNC góp phần không nhỏ trong đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tỉnh. Thành tựu lớn nhất trong 3 năm triển khai thực hiện đưa UDCNC vào sàn xuất nông nghiệp là thay đổi nhận thức của cả hệ thống chính trị và bộ phận lớn nông dân sản xuất.

Ông Phạm Văn Rạnh - bí thư Tỉnh ủy Long An.

Nói về phương hướng sắp tới, ông Rạnh khẳng định, Long An tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu những mô hình sản xuất có hiệu quả và phát huy nội lực HTX.

Đẩy nhanh việc xây dựng các HTX điểm UDCNC, phấn đấu cuối năm 2019 hoàn thành việc xây dựng 4 HTX điển hình để chương trình làn tỏa.

Củng cố các chuỗi thực phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi, tiếp tục hỗ trợ THT, HTX sản xuất đạt chứng nhận GAP tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm và tham gia chợ phiên nông sản an toàn TP.HCM.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh.

Long An đã sẵn sàng tổ chức các đoàn nông dân, THT, HTX… đi xúc tiến thương mại tại các thị trường nước ngoài.

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.