| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn bay giờ không thiếu việc làm, chỉ thiếu...

Thứ Ba 04/04/2017 , 15:10 (GMT+7)

Thời nay “an cư lập nghiệp” ngay trên quê cha, đất mẹ là an toàn, hiệu quả nhất. Nếu cứ đứng núi này trông núi nọ - thấy đỏ, tưởng chín - vội đói bốc hai tay là khó tránh khỏi thất bại...

Ở thành phố, xưa kia cứ thấy nói người từ nông thôn lên là có người nghĩ ngay rằng: Đó là người nhà quê “chân đất, mắt toét”. Sống nơi ao tù nước đọng, ruồi muỗi như ong, tầm suy nghĩ không vượt khỏi lũy tre làng. Cách nhìn nhận, đánh giá như vậy, lạc hậu lắm rồi.

Từ khi có Đảng, có cách mạng và nhất là từ ngày xây dựng nông thôn mới (NTM) thì nhà quê bây giờ không thua kém gì thành phố - có những điểm nhà quê còn nhỉnh hơn thành phố, như nếp sống văn hóa, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, tắt lửa tối đèn có nhau. Tuy vậy ngay từ những làng quê đổi mới ấy, vẫn có những người “thấy đỏ, tưởng chín”, “đứng núi nọ, trông núi kia”.

Anh Tham thôn Thượng học hết lớp 9 không có điều kiện học lên, đi làm thợ xây, sau vài năm làm phu hồ, nay sắp thành thợ chính, mỗi tháng thu  nhập 3 - 4 triệu đồng. Ấy vậy mà vẫn không yên tâm, cứ ngấp nghến bỏ nghề thợ xây đi lên biên giới làm cửu vạn, gánh hàng thuê cho những ông trùm buôn lậu xuyên quốc gia, công cao gấp mấy lần gã thợ xây quèn, suốt ngày tay chân đầy vôi vữa.

Nghĩ vậy, anh Tham rủ rê mấy người bạn làng bên bỏ nghề sửa xe đạp, cấy lúa, trồng rau cùng anh khăn gói đi làm thuê bên xứ người. Mấy đêm đầu mang vác hàng trót lọt, được ông chủ trả công hậu hĩnh 2 triệu đồng tiền Việt một đêm. Anh mừng lắm!

Nhưng mấy đêm sau, bị công an, lính biên phòng tuần tra vây bắt gắt gao. Cánh cửu vạn phải xuyên rừng, lội suối mang vác nặng oằn xương sống. Chẳng may, Tham bị ngã rạn xương đùi, chủ thải loại trả về. Biết tin anh Tham đi làm trên biên giới về, dân làng tới thăm hỏi. Cụ Đức, cao tuổi nhất làng vừa bước vào sân đã nói:

- Nào! Xem công nhân từ biên giới về có quà gì đây?

- Có đấy ạ! Mời cụ vào nhà.

Người tới thăm mỗi lúc một đông, mỗi người góp một chuyện rất rôm rả. Tất cả đều xoay quanh chuyện làm ăn thời đổi mới. Ông Hưng từ thôn Đông sang bô bô kể: Anh Mạnh thôn tôi nhận đấu thầu 10 mẫu đất bãi, với giá 70kg thóc/sào/năm để trồng chuối tiêu hồng, chuối tây Đài Loan, mỗi năm thu hơn trăm triệu. Chị Hòa vừa đi chợ về kể: Gia đình bác Thắm chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản và bò đực giống, mỗi năm thu mấy trăm triệu.

Đất nước đi lên, nông thôn đã thay da đổi thịt. Điện - đường - trường - trạm khang trang, to đẹp. Con bé đi học mầm non, con lớn vào trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nếu không may gia đình có người ốm yếu thì có ô tô, xe máy đưa ngay đi viện cứu chữa. Giao thông thuận lợi, hàng hóa lưu thông cần mua gì cũng có. Điện sáng, nước sạch về với từng hộ gia đình...

Môi trường sống như thế, sao không yên tâm lập nghiệp ngay tại nơi chôn rau cắt rốn mà cứ tìm cách cậy cục bỏ làng đi kiếm sống ở xứ người mà gánh chịu sự ồn ào, khói bụi, ô nhiễm, thiếu thốn tình cảm ...

Nghe chị Hòa nói vậy, bác Trung chen vào mấy năm gần đây, nhiều địa phương có phong trào tích tụ ruộng đất, làm nông nghiệp sạch được bà con nông dân nhiệt tình hưởng ứng: Cho khoán thầu 100kg thóc/sao/năm. Trả 10 năm liền. Người chủ đất sử dụng đồng vốn ấy vào việc buôn bán, phát triển ngành nghề. Chủ doanh nghiệp đón nhận người có ruộng cho khoán thầu vào làm công nhân cho doanh nghiệp.

Nông thôn thời nay không thiếu việc làm mà chỉ thiếu người biết làm việc.

Qua thực tế nêu trên đã cho thấy: Thời nay “an cư lập nghiệp” ngay trên quê cha, đất mẹ là an toàn, hiệu quả nhất. Nếu cứ đứng núi này trông núi nọ - thấy đỏ, tưởng chín - vội đói bốc hai tay là khó tránh khỏi thất bại. Đi đâu? Làm gì? Làm như thế nào? Tất cả đều phải đắn đo suy tính cặn kẽ, nếu không sẽ vấp ngã.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm