| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn, cắt điện... tơi bời

Thứ Năm 17/06/2010 , 10:55 (GMT+7)

Về quê thời điểm này, vấn đề “thời sự” không còn là chuyện được mùa, thi cử mà là tất cả xoay quanh mấy cái bóng điện.

Máu xem bóng, mất cả vụ lúa

Về quê thời điểm này, vấn đề “thời sự” không còn là chuyện được mùa, thi cử mà là tất cả xoay quanh mấy cái bóng điện.

Không khí World Cup đã tràn ngập cả các thôn làng xa xôi. Đi đâu, ngồi chỗ nào, người ta cũng bàn bạc về ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh này. Nhưng có lẽ, việc mất điện triền miên đã và đang làm cho biết bao nông dân, đặc biệt là lớp thanh niên choai choai trong thôn Ngọc Lợi, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên (Bắc Giang) mất đi cả nửa hứng thú.

Ngọc Lợi là một trong những thôn kinh tế phát triển nhất nhì của xã Ngọc Châu. Mặc dù đường điện vắt ngang ngay trên đỉnh đầu, nhưng đêm đến, cả làng vẫn lặng chìm trong bóng tối. Gần 1.000 hộ dân nhưng chỉ có chưa đầy chục nhà có điện nhờ bộ kích điện qua ắc-quy. Máy phát điện là một trong những thứ xa xỉ, là niềm mơ ước của nhiều gia đình, giờ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nghe có bóng đá tận bên xứ “lục địa đen”, nhiều thanh niên trong làng chạy ngược, chạy xuôi lùng tìm bình ắc qui, bộ kích điện để về xem “mười mấy thằng tranh nhau một quả bóng”.

Buổi chiều trước giờ diễn ra trận Nhật Bản - Cameroon, xách can xăng hơn 20 lít khệ nệ vào nhà, anh Nguyễn Bá Tân, thôn Ngọc Lợi, hổn hển nói với tôi qua tiếng thở: “Tao phải bán gần tạ lúa để mua xăng về xem bóng đá. Tức quá, không biết bao giờ xã  này mới có điện đều đặn”. Vào trận lúc 21h, nhà anh Nguyễn Văn Bình, trưởng thôn, đông nghẹt người. Anh Bình kể: Những trận trước, tối nào anh cũng cùng cậu con trai 7 tuổi cưỡi con “Rim Tàu” sang nhà họ hàng cách nhà hơn 10km để xem, vì bên đó có máy phát điện.

Vừa rồi, tức khí, từ tiền bán 3 tấn thóc và gần trăm con gà thịt , anh tậu hẳn “con” tivi LG tinh thể lỏng cáu cạnh và cả chiếc máy nổ về để xem bóng đá. Mọi người trong thôn đều tranh thủ đi gặt lúa về sớm để kịp có mặt tại nhà anh Bình trước giờ bóng lăn. Vì máy phát điện chạy xăng nên khá tốn kém, anh Bình đã vận động hàng xóm góp tiền “nuôi” chiếc máy nổ. Dù vậy, các anh cũng chỉ dám xem 1 trận mỗi ngày. “Máu quá có khi mất cả vụ lúa, vợ mắng chết” - anh Bình nói.

Đêm. Bụi tre đầu làng là nơi tụ tập của đám đàn ông trong làng. Họ cũng bình luận, cũng “chém gió” về trận đấu vừa qua, nhưng không phải thưởng thức trực tiếp bằng hình ảnh, mà bằng âm thanh, bởi điện mất, ông trưởng thôn đã phải chạy ra tận đại lý ngoài thị trấn, mua cả chục quả pin Con Thỏ về “xem uôn-cúp” qua…đài và cùng nhau tưởng tượng. Bàn luận chán, cả nhóm lại quay ra “xỉa xói” ông nhà đèn, nào là “nóng hầm hập như thế này mà cắt điện”; “đáng lẽ chỉ cắt ban ngày, sao lại cắt cả tối?” hoặc là “Bực mình lắm. Đang xem những trận hay mà mất điện chẳng biết đi đâu xem”.

Tại tư gia của nhà viết kịch bản Trần San, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, ông đưa tôi bản nháp viết về những bức xúc của mình xung quanh việc cắt điện vô tội vạ ở đây: “Tôi viết những dòng này trong trạng thái thiếu ngủ trầm trọng. Giá mà thiếu ngủ vì xem bóng đá World Cup thì may mắn quá. Thật tiếc là tôi lại không được xem những trận cầu mà tôi yêu thích suốt cả tuần nay. Đơn giản vì nhà tôi mất điện. Trong từ điển chắc chắn sẽ chẳng có từ nào gọi là “Văn hoá cắt điện”. Nhưng cái tôi muốn nói đó là ý thức và sự lựa chọn thời điểm cắt điện cho phù hợp của ngành điện lực”, ông San than phiền. 

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất