| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn không rác thải

Thứ Tư 25/12/2019 , 10:13 (GMT+7)

Một ngôi làng nhỏ trên triền núi một tỉnh miền trung Trung Quốc đang đi đầu trong phong trào ứng phó với vấn nạn nghiêm trọng nhất của kỷ nguyên xã hội hiện đại - tiếp nhận và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.

Bà Li Guofeng sử dụng phân sinh học tự làm để tưới rau.

Làng Liantang thuộc xã Heye, huyện Guiyang, tỉnh Hồ Nam lây nay vắng bóng thanh niên. Đó là khung cảnh thường thấy ở các vùng quê Trung Quốc, khi lực lượng lao động trẻ đổ ra thành phố để kiếm công ăn việc làm và các cơ hội đổi đời. Trong làng còn chủ yếu người già, tính ra tròm trèm 20 đầu người, già lão phần lớn. Nhưng đó cũng là một thuận lợi vì đồng trang lứa dễ bảo ban nhau, như người làng vẫn nói.

Cuộc sống bình lặng của những người già bỗng chốc thay đổi, không phải vì đô thị lan tới, cũng không phải nhờ những đồng tiền con cháu gửi về từ phương xa. Đó là khi chàng thanh niên Tan Yiyong tìm về nơi chôn rau cắt rốn, với một mong ước cháy bỏng là góp phần kiến thiết một ngôi làng điển hình không rác thải cho cộng đồng đã nuôi anh khôn lớn.

Tan Yiyong năm nay 39 tuổi. Anh về quê với vai trò một thanh niên khởi nghiệp, “đem theo” mô hình là doanh nghiệp phi lợi nhuận Jiao Dao Xiao Dao do anh thành lập khi lên thành phố từ năm 2013. Doanh nghiệp khởi nghiệp của Tan Yiyong chuyên về phân loại rác thải và xử lý bằng công nghệ enzyme để sản xuất phân bón hữu cơ.

Sau 3 năm, đến năm 2016, Jiao Dao Xiao Dao xác định địa bàn hoạt động chính và dễ xâm nhập là khu vực nông thôn. Đi qua bao làng quê, Tan Yiyong quyết định đưa mô hình về quê và chỉ trong 2 tháng đầu tiên họ đã thu được 20 tấn rác, từ ngoài đồng vào đến từng nhà người dân. Số lượng không phải nhiều, nhưng nếu đem chia cho hơn 20 đầu người còn lại trong làng thì cũng không phải ít.

Theo thói quen dường như thành cố hữu, dân làng Liantang thường vứt rác thành đống tại một điểm quen, trước hay sau nhà, đầu hay cuối ngõ, vướng víu hay hôi hám cũng không hề hấn gì vì ai cũng làm vậy, tiện đâu vứt đỏ. Một bãi rác chung được chính quyền bố trí ngay ở đầu làng vẫn như bãi đất trống bao năm, bởi không ai muốn bỏ ra chút tiền mọn thuê người thu gom rác.

Làng Liantang có 6ha đất canh tác. Do dân làng già và ít người, vườn ruộng đa phần bỏ trống.

Tan Yiyong hy vọng kế hoạch của anh không chỉ giúp làng quê xanh sạch mà còn biến rác thành nguồn hàng hóa giúp người dân ổn định cuộc sống.

Ở trung ương, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra tiêu chí chung về thu gom, xử lý và kinh doanh rác, triển khai ở 46 thành phố lớn nhưng chính sách chưa về được vùng nông thôn.

Nhìn từ góc độ nhà quản lý, đó là nguồn ô nhiễm và phí phạm lớn, khi Trung Quốc được đánh giá là quốc gia xử lý rác thải lớn thứ hai thế giới. Bộ Nông nghiệp nước này đánh giá, hơn 20% rác thải ở nông thôn chưa được xử lý.

Xã Heye khuyến khích người dân tự thu gom và dọn dẹp rác theo chu kỳ hàng tháng. Động viên mãi không ăn thua, họ phải cử một đội tình nguyện 11 người xuống làng Liantang làm theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.

Phương thức là giúp người dân phân biệt và phân chia được 5 loại rác, tái chế và không tái chế được. Đội còn thuê một góc ruộng, một cái ao để xử lý rác và sử dụng cho mô hình canh tác hữu cơ, trồng rau, lúa và sen.

“Gần như tất cả các loại rác giờ đã được xử lý”, Ding Yong - phụ trách đội tình nguyện chia sẻ.

“Có họ giúp giờ ở làng đã khác hẳn, họ giúp chúng tôi phân loại rác, đường làng ngõ xóm sạch sẽ hẳn”, Li Guofeng, một dân làng 60 tuổi cho biết.

Bà đã được hướng dẫn làm phân bón sinh học bằng cách trộn chất thải phân hủy được với đường và nước, dùng bón luôn cho khu vườn nhỏ của mình. Từ đó, bà không còn sử dụng các loại phân bón hóa học.

Ding Yong nói, anh phải mất 6 tháng mới thuyết phục được vợ chồng bà Li thay đổi nhận thức. Giờ anh đã cảm thấy hạnh phúc, bởi giúp bà Li cũng như làng xóm sạch sẽ không còn rác thải, bên cạnh đó không còn bị nghi ngờ là những người bán hàng đa cấp về giúp dân để tìm cách lừa bán hàng.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm