| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn mới ở Trung Quốc, mắt thấy tai nghe

Thứ Năm 07/05/2009 , 10:10 (GMT+7)

Vừa qua, tỉnh Thái Bình đã cử một đoàn cán bộ gồm Bí thư các huyện, Bí thư thành uỷ TP Thái Bình và lãnh đạo một số ngành do ông Bùi Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn sang tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới tại Trung Quốc. Ông Phạm Văn Xuyên, Bí thư Huyện uỷ Tiền Hải đã có cuộc trao đổi với NNVN khi ông vừa tham quan trở về.

* Lương trưởng thôn: 1.000NDT 

Ông Phạm Văn Xuyên, Bí thư Huyện uỷ Tiền Hải

Vừa qua, tỉnh Thái Bình đã cử một đoàn cán bộ gồm Bí thư các huyện, Bí thư thành uỷ TP Thái Bình và lãnh đạo một số ngành do ông Bùi Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn sang tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới tại Trung Quốc. Ông Phạm Văn Xuyên, Bí thư Huyện uỷ Tiền Hải đã có cuộc trao đổi với NNVN khi ông vừa tham quan trở về.

Nghe tin đoàn đi, tôi cứ tưởng các ông đi tham quan, nghiên cứu về “tam nông”?

Với Trung Quốc, xây dựng nông thôn mới chính là để kiểm nghiệm lại chính sách “tam nông”.

Các ông đã đi những đâu, và nghiên cứu cụ thể những mô hình nào?

Chúng tôi đi 4 tỉnh là Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Tây,  tìm hiểu cụ thể tại 2 thôn công nghiệp và 4 thôn nông nghiệp đã được xây dựng xong theo mô hình nông thôn mới. Chúng tôi cũng có những buổi làm việc với đại diện lãnh đạo tỉnh, huyện, cơ quan quản lý nhà nước và một số DN của bạn.

Tại các thôn đã được xây dựng xong theo mô hình nông thôn mới, ông thấy đời sống của người nông dân thế nào?

Khi xây dựng mô hình nông thôn mới, họ đặt ra 5 tiêu chí: Sản xuất phát triển; cuộc sống sung túc; diện mạo sạch sẽ; thôn xóm văn minh; quản lý dân chủ. Và tôi nghĩ họ đã đạt được những tiêu chí đó.

Tại các thôn công nghiệp, chúng tôi thấy hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, cấp thoát nước, trụ sở thôn, khu vui chơi, giải trí…được xây dựng rất hoàn chỉnh, hiện đại. Thôn có khu công nghiệp với nhiều DN đầu tư sản xuất. Người nông dân trở thành công nhân sản xuất công nghiệp và làm dịch vụ, chỉ còn rất ít người làm nông nghiệp. Thu nhập của người dân làm trong khu công nghiệp và làm dịch vụ khá cao, như một thôn công nghiệp tại huyện Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên chẳng hạn, bình quân thu nhập là 5.000 NDT/hộ/tháng (tương đương 13 triệu VND).

Nhà ở của dân tại các thôn đó được xây dựng theo kiểu đô thị, tuỳ theo từng nơi, ví dụ ở Tứ Xuyên chủ yếu là nhà chung cư nhiều tầng, có các căn hộ 45m2, 70m2, 127m2 và 140m2. Ở Phúc Kiến thì vừa có nhà chung cư vừa có biệt thự, biệt thự cũng được xây dựng thành từng khu tập trung, mỗi biệt thự từ 3 đến 5 tầng, diện tích từ 150 đến 200m2, có 3 loại biệt thự phù hợp với yêu cầu của người ở.

Đường làng rất sạch đẹp, nhiều cây xanh. Còn tại các thôn nông nghiệp, hạ tầng cũng đã được xây dựng rất hoàn hảo. Thôn ít chung cư mà phổ biến là biệt thự từ 3 đến 4 tầng, diện tích từ 150 đến 200m2, cũng được quy hoạch tập trung. Riêng ở thôn Ba Gia Than Ngũ Hiệp (thuộc TP Hạ Châu, tỉnh Quảng Tây) thì khu biệt thự được quy hoạch không tập trung, người dân ở rải rác trong thôn.

Còn đất nông nghiệp ở các thôn này được quy hoạch, sử dụng ra sao?

Ruộng đất ở những thôn đó do các DN đứng ra tổ chức sản xuất tập trung một hoặc vài loại sản phẩm. Người nông dân cho DN thuê đất rồi vào làm công nhân, được DN hướng dẫn, tập huấn nghề. Thu nhập của nông dân làm trong DN vào khoảng 800 đến 1.000 NDT/người/tháng (tương đương 2,1 – 2,6 triệu VND), ngoài ra còn có thu nhập từ tiền cho thuê đất, khoảng 1.000 NDT/mẫu/tháng (1 mẫu Trung Quốc là 666m2).

Ông có những nhận xét gì qua những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi?

Thứ nhất, tôi thấy công tác quy hoạch của họ rất bài bản, đồng bộ, thôn được chọn làm đơn vị quy hoạch. Để có được những mô hình, bản vẽ như vậy, chắc chắn phải đầu tư khá nhiều tiền của, công sức. Việc công khai quy hoạch với dân được coi trọng đặc biệt. Đến bất cứ mô hình nào tôi cũng thấy những sơ đồ, bản vẽ được treo công khai ở nơi công cộng. Kể cả khi thu hồi đất, họ cũng bàn bạc công khai, dân chủ với dân trên nguyên tắc “không để cho dân thiệt”. Tôi cho rằng quy hoạch tốt chính là cái gốc để xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường nông thôn tốt.

Đội ngũ lãnh đạo, quản lý thôn tại những nơi đó thế nào?

Tuỳ theo quy mô của thôn, mỗi thôn có một đảng uỷ từ 7 đến 12 người, mỗi thôn có một trưởng thôn như bên ta. Phụ cấp của trưởng thôn từ 800 đến 1.000 NDT. Cán bộ của họ đều trẻ, có trình độ và năng lực.

Thứ hai là Nhà nước rất chăm lo và có bước đi hợp lý trên hai lĩnh vực: áp dụng tiến bộ KHKT và cơ khí hoá vào sản xuất nông nghiệp. Điều hết sức quan trọng nữa là họ rất coi trọng giải quyết công ăn việc làm, coi trọng chính sách xã hội đối với nông dân, gắn trách nhiệm của các đơn vị sử dụng đất của nông dân với quyền lợi lâu dài của nông dân. Làm như vậy, thì trong trường hợp bị thu hồi đất, người nông dân vẫn không bị giảm quyền lợi.

Thứ ba, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ thôn có năng lực, có trình độ quản lý, trình độ KHKT cao cũng là điều rất quan trọng để xây dựng thành công những mô hình nông thôn mới.

Liệu mô hình nông thôn mới bên Trung Quốc có thể áp dụng vào nông thôn VN?

Sau chuyến đi, tôi đã có một số đề xuất với tỉnh trong việc chỉ đạo xây dựng mô hình ở 8 xã, như việc quy hoạch chẳng hạn, ngoài việc thành lập tổ chuyên viên giúp việc, đề nghị tỉnh đừng tiếc tiền để thuê những chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm, hiểu biết về nông dân và nông thôn để quy hoạch.

Hãy làm trước từ 2 đến 3 xã, với Thái Bình, chọn xã làm đơn vị để quy hoạch là đúng, sau đó rút kinh nghiệm và quy hoạch tiếp các xã còn lại. Cần rà soát lại các tiêu chí xây dựng và phát triển nông thôn mới của tỉnh trong giai đoạn 2009- 2020. Nên nhóm các tiêu chí lại với nhau, ví dụ nhóm cơ sở hạ tầng; nhóm cơ sở phúc lợi; nhóm đời sống nhân dân…

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm