| Hotline: 0983.970.780

Nông trường Sông Hậu lại nổi sóng

Thứ Ba 29/10/2013 , 10:07 (GMT+7)

Sáng 26/10, tại Cty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Sông Hậu (Sohafood) ở Nông trường Sông Hậu, lần thứ hai diễn ra đại hội cổ đông bất thường nhằm phế truất các chức vụ của bà Trần Ngọc Sương.

Sáng 26/10, tại Cty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Sông Hậu (Sohafood) ở Nông trường Sông Hậu, lần thứ hai diễn ra đại hội cổ đông bất thường nhằm phế truất các chức vụ của bà Trần Ngọc Sương.

Theo thông báo phát đi ngày 15/10 của HĐQT, đại hội bất thường để thay đổi Chủ tịch HĐQT và người đại diện theo pháp luật, đồng thời rút gọn số lượng thành viên HĐQT và Ban kiểm soát của Sohafood.

 Tài liệu kèm theo cho biết cụ thể, sẽ phế truất chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm quyền Giám đốc của bà Trần Ngọc Sương, phục chức Giám đốc cho ông Nguyễn Tấn Thanh (bị cách chức Giám đốc ngày 1/8/2013).

Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết đến dự đại hội chỉ gần 23% vốn điều lệ nên đại hội không tiến hành được. Đây là lần thứ hai, Sohafood tổ chức đại hội bất thường để phế truất bà Sương nhưng không thành. Lần thứ nhất tổ chức ngày 10/10, cổ đông có mặt chỉ chiếm 35,29% vốn điều lệ, trong lúc quy định phải có ít nhất 65%.

Để hiểu thêm việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường nhằm phế truất bà Trần Ngọc Sương, xin trở lại ngày 1/8/2013. Ngày đó, HĐQT và Ban kiểm soát của Sohafood họp tại TP.HCM để xem xét tình hình lỗ lớn trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ tiền cá tra của nông dân gần 60 tỷ đồng khó có khả năng trả, bên cạnh còn nợ các ngân hàng số tiền tương tự.


Ông Nguyễn Tấn Thanh và luật sư được giới thiệu Nguyễn Trường Hải (thứ 2 và 3 từ trái), tại cuộc họp lấy chữ ký của nông dân chủ nợ để đề nghị UBND TP Cần Thơ can thiệp cho ông Thanh phục chức lãnh đạo Sohafood

Phân tích nguyên nhân bất ổn, biên bản cuộc họp cho biết: “HĐQT và Ban kiểm soát kiểm tra sơ bộ thì nhận xét rằng, trong năm 2012, Sohafood đã bán một sản lượng đáng kế cho 3 công ty Phước Hải, Thiên Việt, Thái Bình Dương. Trong đó, ông Nguyễn Tấn Thanh là Giám đốc kiêm người đại diện trước pháp luật của Cty TNHH MTV Hải sản Thái Bình Dương”.

 Ông Nguyễn Tấn Thanh lại đương nhiệm Giám đốc điều hành của Sohafood nên “điều này đã làm mâu thuẫn lợi ích và vi phạm điều lệ của công ty”. Trước đó, ngày 29/7/2013, ông Nguyễn Tấn Thanh đã ký công văn gửi HĐQT và nhiều ngân hàng chủ nợ cho biết, không thể duy trì hoạt động của Sohafood được nữa. Nên cuộc họp ngày 1/8/2013 ra nghị quyết “tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc điều hành của ông Nguyễn Tấn Thanh” và “bổ nhiệm bà Trần Ngọc Sương tạm thời giữ quyền Giám đốc”.

Nghị quyết cũng chấp nhận đơn xin từ nhiệm Chủ tịch HĐQT của ông Trần Thanh Long và “bổ nhiệm bà Trần Ngọc Sương là Chủ tịch HĐQT, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Sohafood”.

Anh hùng Lao động Trần Ngọc Sương đã chính thức trở về Nông trường Sông Hậu sau hơn 5 năm, kể từ ngày có quyết định nghỉ hưu 1/7/2008. Đó cũng là thời kỳ bà Sương bị đẩy vào vòng tố tụng vụ án hình sự nổi tiếng tại Nông trường Sông Hậu, khởi tố ngày 9/4/2008, đình chỉ ngày 17/1/2012. Bà nói với PV: “Tôi cũng vì nông dân mà trở về, để lo trả nợ tiền cá cho nông dân”.

Tuy nhiên, mấy tháng lãnh đạo Sohafood, bà chỉ trả được cho nông dân 10% nợ, không đạt được cam kết trả 20% nợ đến ngày 15/9/2013. Sohafood phải tạm đóng cửa vì không còn vốn hoạt động. Những người vừa mất chức ở Sohafood dựa vào sự bức xúc của 43 hộ dân bị nợ tiền cá tra, gây áp lực đòi bà từ chức.

Thế nên, trưa 5/10, có cuộc họp của HĐQT và Ban kiểm soát với các nông dân chủ nợ. Ông giám đốc vừa bị cách chức Nguyễn Tấn Thanh (vẫn còn là thành viên HĐQT), phát biểu, nếu được phục chức, ông sẽ đem tài sản cá nhân thế chấp vay vốn ngân hàng cho Sohafood hoạt động trở lại, để trả nợ cho nông dân.

Tuy nhiên, điều kiện của ông đưa ra, phải gạt bà Sương ra khỏi mọi chức vụ và các thành viên HĐQT khác không được tham gia điều hành trong 5 năm. Biên bản cuộc họp thống nhất: “Đưa vấn đề này ra xin ý kiến cổ đông trong cuộc họp cổ đông bất thường”.

Đại hội cổ đông bất thường nhằm phế truất bà Sương ra đời trong bối cảnh như thế. Sáng 26/10, sau khi đại hội bất thành, ông Thanh và ông Nguyễn Trường Hải (được giới thiệu là luật sư của ông Thanh) soạn “đơn thỉnh cầu gửi Sở KH&ĐT TP Cần Thơ” đã họp với các chủ nợ nông dân để lấy chữ ký.

Đơn có đoạn: “Hiện tại người có tâm huyết và khả năng điều hành phục hồi lại Sohafood chỉ có ông Nguyễn Tấn Thanh, người có năng lực, kinh nghiệm trong ngành thủy sản và là người có tiềm lực kinh tế vững chắc, đặc biệt quan tâm đến bà con nông dân”, cho nên đề xuất UBND TP Cần Thơ “tạm giao cho ông Nguyễn Tấn Thanh điều hành Sohafood”.

 Tại cuộc họp, một nông dân chủ nợ hỏi ông Thanh: "Cơ sở nào, trước đây ông mua cá của nông dân để nợ kéo dài nên bị tạm đình chỉ, nay ông lại khẳng định nếu được phục chức thì trả được nợ cho nông dân?". Ông Thanh lúng túng không trả lời. Còn ông Nguyễn Trường Hải (được giới thiệu với nông dân là luật sư) nói với PV, ông chưa phải là luật sư.

Cuộc họp sáng 26/10, không có mặt bà Sương. Qua điện thoại, bà cho biết đang ở Hà Nội để lo tiền trả nợ cá cho nông dân. Về câu hỏi nông dân đặt ra cho ông Nguyễn Tấn Thanh, bà Sương nói ngắn gọn: Họ muốn trở lại với con dấu trong tay để xóa dấu vết tiêu cực mà hôm 1/8/2013, chưa kịp làm.

Trước khi có vụ án hình sự, Nông trường Sông Hậu đã cổ phần hóa được 6 doanh nghiệp trực thuộc, làm ăn hiệu quả. Qua sóng gió vụ án, 4 doanh nghiệp đã bị nhấn chìm, còn một doanh nghiệp bên bờ vực phá sản và Sahafood ngắc ngoải. Xem ra, cơn bão quá khứ để lại những đổ vỡ rất nặng nề, kéo dài.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm