| Hotline: 0983.970.780

Sáng chế máy ép nén phân viên

Thứ Hai 16/01/2012 , 10:45 (GMT+7)

Chúng tôi về thôn 31, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) thăm cơ sở Long Thuần đã chế tạo thành công máy ép nén phân dúi NK.

Anh Hứa Văn Long hoàn thiện máy ép nén phân NK

Chúng tôi về thôn 31, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) thăm cơ sở Long Thuần đã chế tạo thành công máy ép nén phân dúi NK.

Anh Hứa Văn Long, chủ nhà xưởng cho biết: Năm 2011 có gia đình trong xã vào TT-Huế mua chiếc máy ép phân nén NK với giá gần 40 triệu đồng. Tìm hiểu máy thấy các cụm chi tiết, nguyên lý hoạt động đơn giản nên tôi nảy ý định gia cố chiếc máy này. Trong quá trình nghiên cứu và thi công, khó khăn lớn nhất là gia công đúc 2 quả lô để nén ép sản phẩm.

Khác với chiếc máy của hộ dân mua về, máy của anh Long chế tạo không rườm rà, vận hành an toàn, không gây tiếng ồn. Hỏi nhà sáng chế về cách thức gia công các bộ phận chi tiết của máy, anh Long cười và bảo: "Với chiếc máy này có 4 cụm chi tiết phải mua và đặt hàng là động cơ điện, hộp đồng tốc, quả lô và vòng bi. Do 2 quả lô đóng ở vị trí quan trọng, đòi hỏi độ chính xác cao. Tại Tuyên Quang không có nơi nào gia công phụ tùng máy, tôi phải về tận Hà Nội đặt đúc".

So với chiếc máy SX ở Huế (máy cũ), máy của anh Long chỉ có 6 vòng bi giống nhau, giảm 8 vòng so với máy cũ; các bộ phận đều có bao lắp máy bảo vệ đảm bảo an toàn cho người vận hành. Máy cũ muốn di chuyển phải 5 người khiêng, còn máy mới của anh Long sáng chế chỉ cần 1 người (nhờ hệ thống 4 bánh cao su gắn vào đế máy).

 Về thẩm mỹ, chiếc máy cũ hệ thống chuyền tải nằm phía đầu máy, nhưng máy mới lại nằm ngay trong bụng máy, tiết kiệm không gian và đảm bảo độ an toàn. Chiếc máy cũ có công suất 1,7 tấn sản phẩm/ngày với 5 người phục vụ, nhưng máy mới có công suất 4 tấn/ngày (tăng 2,3 lần) chỉ 3 người phục vụ. Máy nén phân NK không quá cồng kềnh, dài 1,2 m, rộng 0,7m và cao 1,5 m, trọng lượng 550 kg. Công suất máy sản xuất 4 tấn phân nén dúi sâu/ngày, đủ bón cho 16 ha lúa trong cả vụ.

Tính về hiệu quả kinh tế máy này mang lại khá cao. Điều đáng quý là chiếc máy được chế tạo tại khu vực nông thôn. Với bà con nông dân, dùng máy SX phân nén NK giảm bớt thời gian đi lại, giảm công vận chuyển... Theo chủ nhân sáng chế, chiếc máy cũ đã qua sử dụng giá bán gần 40 triệu đồng, nhưng máy mới có công suất cao hơn 2 lần giá bán chỉ 60 triệu. Hiện anh đang nghiên cứu lắp thêm hệ thống cân tự động để đưa sản phẩm vào đóng bao.

Từ một nông dân trồng rừng, làm ruộng anh Long chuyển sang thợ cơ khí, chế tạo thành công máy phục vụ SXNN thật đáng trân trọng, nể phục.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.