| Hotline: 0983.970.780

NPK-S Lâm Thao cho quê lúa Thái Bình

Chủ Nhật 02/08/2015 , 18:13 (GMT+7)

Trên nền phân bón NPK chuyên dụng của Lâm Thao, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn so với ruộng đối chứng.

Trong những năm qua, thực hiện liên kết "4 nhà" (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) và đặc biệt là thực hiện Kết luận 61 và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân toàn quốc lần thứ VI..., Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, Cty, trạm, trại nhằm tập trung làm tốt dịch vụ hỗ trợ nông dân SX.

Để đánh giá tác động của phân bón NPK-S Lâm Thao đối với lúa trên vùng sinh thái khác nhau tại Thái Bình, đồng thời chủ động nguồn phân bón có chất lượng cung ứng cho nông dân trong tỉnh, năm 2014 và năm 2015 Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Cty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao tiến hành xây dựng mô hình trình diễn phân bón chuyên dụng.

Mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phân bón NPK-S*M1 5:10:3-8 bón lót và NPK-S*M1 12:5:10-14 cho bón thúc trên lúa tại 12 điểm thuộc 6 huyện, gồm xã Đông Cường, Đông Động (huyện Đông Hưng); xã Vũ Hòa, Bình Minh, Nam Cao, Quang Hưng (huyện Kiến Xương); xã Đông Hoàng, Đông Trung (huyện Tiền Hải); xã Song An, Nguyên Xá (huyện Vũ Thư), xã Thống Nhất (huyện Hưng Hà), xã Thụy Hồng (huyện Thái Thụy).

Qua thực hiện các mô hình trình diễn đã đạt được kết quả cao, thể hiện:

- Ở giai đoạn mạ: Các giống trong mô hình và ngoài mô hình đều giống nhau, mạ khỏe, sức sinh trưởng tốt.

- Giai đoạn lúa cấy: Các giống lúa ở mô hình đẻ nhánh sớm, tập trung, lá xanh đẹp, lúa trỗ nhanh, gọn. Các giống đối chứng đẻ nhánh không tập trung, lá xanh đậm hơn, thời gian lúa trỗ dài hơn, nhiều bông hơn nhưng tỷ lệ bông có số hạt dưới 100 hạt nhiều hơn, tỷ lệ lép cao hơn, số hạt chắc ít hơn.

- Sâu bệnh: Cả 3 mô hình mức độ sâu bệnh đều nhiễm nhẹ hơn so với đối chứng, đặc biệt là rầy nâu.

Đặc biệt vụ xuân 2015, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện 8 mô hình phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín và cấy giống TBR 225 của Cty CP Giống cây trồng Thái Bình tại các xã Thống Nhất, Thụy Hồng, Đông Cường.

Kết quả cho thấy, trên nền phân bón NPK chuyên dụng của Lâm Thao, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn so với ruộng đối chứng.

Số dảnh đẻ tối đa đếm được số bình quân tương đương ở cả nền dùng phân chuyên dụng và đối chứng, nhưng tỷ lệ hữu hiệu ở nền phân chuyên dùng NPK-S Lâm Thao cao hơn so với đối chứng.

Trên nền phân bón NPK-S Lâm Thao, cây lúa có sức chống chịu sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng khá hơn, đặc biệt là bệnh đạo ôn và rầy.

Kết quả mô hình sử dụng phân bón NPK-S chuyên dụng Lâm Thao đều có các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tăng so với các ruộng sử dụng phân đơn.

Mức tăng năng suất thực thu cuối cùng của mô hình bón phân NPK-S chuyên dụng so với phân đơn là 5,66 - 6,18%.

Bón phân NPK-S Lâm Thao phù hợp với đồng đất của Thái Bình, được nông dân ưa chuộng, bón phân NPK-S chuyên lót, chuyên thúc của Lâm Thao, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tập trung; lúa trỗ nhanh, gọn, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao, năng suất cao hơn so với đại trà của nông dân.

Sản phẩm phân bón NPK-S Lâm Thao được nông dân Thái Bình tin dùng.

(Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình)

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.