| Hotline: 0983.970.780

NTM nơi đầu sóng, ngọn gió

Thứ Tư 10/11/2010 , 10:14 (GMT+7)

Không phải lo xây dựng kế hoạch chống gió, triều cường, cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành, Trà Vinh đang tiến lên NTM từng ngày.

Ở nhiều nơi “đầu sóng ngọn gió” người ta phải lo xây dựng kế hoạch chống gió, triều cường, còn ở cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành, Trà Vinh thì đang tiến lên NTM từng ngày. Sản phẩm thủy sản sạch, lúa hữu cơ sinh học… đang là tiền đề để người dân Long Hòa xây đắp lên NTM đến năm 2015.

Ông Trần Văn Quỳ, 57 tuổi, một trong những người dân đầu tiên ở trên mảnh đất cù lao nằm giữa hai nhánh sông Cổ Chiên và nhánh Cửu Long đổ ra biển Đông nói: Nơi cuối cùng của mảnh đất cù lao này là ấp Hai Thủ đang phục hồi hệ sinh thái rừng và tôm cá kéo về nhiều lắm. Người dân tham gia trồng, bảo vệ rừng được khai thác nguồn lợi dưới tán rừng này đều đổi đời, cuộc sống ấm no hơn. Tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, ở đây là mùa cua giống nhiều vô kể. Hàng ngày, người dân vào rừng chỉ cần vạch lá bần, cành cây, rác dưới tán rừng là bắt được 150 - 200 cua giống bán cho các chủ vuông nuôi kiếm được 70.000 - 100.000 đồng/ngày.

Ông Nguyễn Hữu Chí, 50 tuổi, đang quản lý, chăm sóc 5 ha rừng do mình trồng khoe: Mấy năm nay nguồn lợi thủy sản do rừng mang về nhiều lắm, như: cua, cá bông lao, cá ngát, tôm, cá tra, cá kèo… Năm 2010, tận dụng cái vuông 5.000 m2 nuôi cá kèo, con giống bắt từ bãi bồi thả vô nuôi. Vụ vừa rồi thu được 30 triệu đồng, trong khi chi phí bỏ ra chưa tới 10 triệu...

Ông Võ Văn Trưởng, ấp Rạch Ngựa, xã Long Hòa, Châu Thành Trà Vinh tiếp lời: Bây giờ nông nghiệp – nông dân – nông thôn Long Hòa mỗi ngày càng thêm mới. Bộ mặt nông thôn Long Lòa được đổi mới như hôm nay chính là nhà nước kịp thời cho phép chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư đường, điện, đê bao thủy lợi... Bà con trên đất cù lao này đến giờ không dám nghĩ sẽ có điện sử dụng, có xe 4 bánh chạy trên đất cù lao. Nông thôn ngày một đổi mới ngoài sự trợ lực của nhà nước thì yếu tố tự học, tự làm của từng nông hộ là một sự bức phá tác động mạnh đến NTM.

Ông Trưởng không thể nào quên được giai đoạn 1997 - 1998, thời cơ cực nhất của bà con bám đất cù lao Long Hòa. Ngày ấy là những năm tháng người dân phải tha phương cầu thực và cái câu “đi một ngày đàng học được sàng khôn” đúng thật. Những năm 2000, một vài hộ dân đi làm thuê các nơi đã học được cách làm đê bao giữ nước nuôi tôm thế là mang về Long Hòa vận dụng và đã thành công, không chỉ cho bản thân mà cho cả làng. Hiệu quả của mô hình tôm + lúa đã mang lại phồn vinh cho người dân nơi ốc đảo nơi ngay đầu sóng ngọn gió này. Nếu như năm 2000, cả ấp chỉ có 3 – 4 cái nhà tường thì bây giờ nhà tường liên tục mọc lên theo từng vụ tôm, vụ lúa. Chiếc xe máy trên đất cù lao này toàn là hàng đắt tiền.

Bây giờ mô hình tôm + lúa + cau là mô hình ăn chắc ở Long Hoà. Gia đình ông Trưởng có 11 người, bản thân ông khi cha mẹ dựng vợ cho ra ở riêng, của hồi môn được 4 công đất. Từ số đất hồi môn ông đã gây dựng được tổng cộng 3 ha, nuôi 6 con rồi dựng vợ gả chồng và xây nhà tậu xe cho con đủ cả. Với 3 ha đất hiện tại, mỗi năm ông thu về hơn 500 giạ lúa cộng với tiền thu hoạch tôm, ông còn lãi rồng hơn 100 triệu đồng.

Ông Trưởng nói: Ngày xưa sản xuất nông nghiệp mãi có ai đến giúp mình đâu, còn bây giờ cán bộ kĩ thuật huyện, tỉnh, xã đến tận đồng cầm tay chỉ việc, ngân hàng cho vay vốn… làm ăn thuận lợi lắm. Mười năm nay, con tôn + cây lúa đã đưa bộ mặt nông thôn Long Hòa mỗi ngày một mới. Đất nông nghiệp bây giờ không thời gian ngơi nghỉ, 6 tháng mưa thì trồng lúa, 6 tháng mặn thì nuôi tôm, nuôi cua biển. Năng suất lúa bình quân 4 tấn/ha, tăng gần như 100% so với 10 năm trước. Bây giờ người dân Long Hòa không cần lo gạo, lo cá, lo rau… mà chỉ nghĩ ra cách để sản xuất vụ sau cao hơn vụ trước.

Ông Đỗ Minh Chiến, Bí thư Đảng uỷ xã Long Hòa, cho biết:  Hiện tại, với 1.900 ha đất nuôi trông thủy sản kết hợp trồng lúa theo hướng hữu cơ sinh học là bàn đạp để địa tiến lên xã NTM. Hiện tại, mô hình lúa hữu cơ sinh học đã thành công và đang nhân rộng. Cơ sở sản xuất lúa giống Chín Táo, ấp Phú Khánh, xã Sông Lộc, Châu Thành, Trà Vinh đã đến ký hợp đồng với nông dân sản xuất 50 ha lúa hữu cơ sinh học, đầu tư trọn gói là thu hồi vốn, sản phẩm vào cuối vụ. Theo đó, giá lúa hàng hóa đảm bảo cao hơn giá thị trường 200 - 500 đồng/kg. Ngoài ra, ông Chín Táo còn hợp tác với bà con sản xuất 20 ha lúa giống chất lượng cao để cung ứng giống phù hợp cho bà con sản xuất.

Có nhiều thuận lợi, tuy nhiên, ông Chiến cũng thổ lộ, để đạt được xã NTM vào năm 2015, Long Hòa rất cần trợ lực từ tỉnh và Trung ương về mặt kinh phí thì mới thành công như mong đợi.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm